Câu hỏi:
13/07/2024 20,604Viết báo cáo về:
- Đặc điểm tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á.
- Việc khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
BÁO CÁO VỀ VẤN ĐỀ: TÀI NGUYÊN DẦU MỎ VÀ
VIỆC KHAI THÁC DẦU MỎ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á
1. Tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á
- Trữ lượng: Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu đã được xác minh năm 2020 là 113,2 tỉ tấn dầu, chiếm 46,3% (gần một nửa) so với trữ lượng dầu mỏ của các mỏ dầu trên toàn thế giới (244,4 tỉ tấn).
- Phân bố: Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á được phát hiện đầu tiên vào năm 1908 tại I-ran, các mỏ dầu tập trung nhiều nhất ở các nước: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
2. Việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.
- Phương thức khai thác: Để khai thác dầu mỏ cần khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, thông thường dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của vỉa. Khi lượng dầu giảm thì áp suất cũng giảm đi, phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước hay khí xuống để duy trì áp suất cần thiết. Đa số nước trong khu vực có phần lớn các giếng dầu nằm trên đất liền và tương đối nông. Tuy nhiên tại nhiều khu vực khác các giếng dầu được khoan và khai thác ngoài biển kéo theo chi phí khá cao.
- Sản lượng khai thác: Sản lượng dầu thô các nước khu vực Tây Nam Á đã khai thác được năm 2020 đạt 1297,3 triệu tấn, chiếm 31,1% tổng sản lượng khai thác dầu thô của thế giới với 4165,1 triệu tấn. Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dồi dào, nhiều mỏ dầu lớn nằm gần cảng, hàm lượng các-bon, lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao nên trung bình hàng năm các nước này khai thác được hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới.
- Xuất khẩu:
+ Dầu mỏ của khu vực được khai thác và chuyển theo hệ thống ống dẫn tới các cảng để xuất khẩu dưới dạng dầu thô. Lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á năm 2020 đạt 874,9 triệu tấn, chiếm 41,5% sản lượng dầu thô xuất khẩu của toàn thế giới (2108,6 triệu tấn).
+ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được ra đời để kiểm soát giá dầu trên toàn thế giới - đây là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế.
+ Việc khai thác và vận chuyển dầu xuất khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường cao.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho bảng số liệu:
TRỮ LƯỢNG DẦU MỎ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DẦU MỎ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ THẾ GIỚI NĂM 2020
Khu vực |
Tổng trữ lượng (tỉ tấn) |
Lượng dầu thô khai thác (triệu tấn) |
Lượng dầu thô xuất khẩu (triệu tấn) |
Tây Nam Á |
113,2 |
1297,3 |
874,9
|
Thế giới |
244 |
4 165 |
2 108 |
(Nguồn: Tập đoàn dầu khí BP, 2022)
- Tính tỉ trọng trữ lượng dầu mỏ, lượng dầu thô khai thác, lượng dầu thô xuất khẩu của Tây Nam Á so với thế giới năm 2020.
- Nhận xét về tình hình khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.
Câu 2:
Nguy cơ môi trường tiềm ẩn khi khai thác và vận chuyển dầu khí là
A. rò rỉ khí đồng hành. B. tràn dầu.
C. cháy nổ. D. động đất.
Câu 3:
Dầu mỏ được phát hiện ở Tây Nam Á vào năm
A. 1910. B. 1909. C. 1908. D. 1907.
Câu 4:
Năm 1960, tổ chức được thành lập ở khu vực Tây Nam Á có tên là
A. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
B. Hiệp hội các quốc gia Vùng Vịnh.
C. Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.
D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
Câu 5:
Mục đích của OPEC là
A. bảo vệ các thành viên khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài.
B. tạo ra một liên minh kinh tế và tiền tệ.
C. giúp các nước thành viên khai thác và xuất khẩu được nhiều dầu mỏ nhất.
D. giúp các thành viên kiểm soát giá dầu trên thế giới.
về câu hỏi!