Câu hỏi:

13/07/2024 474

Theo bạn, cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Hăm-lét với hồn ma cha chàng trong văn bản trên có vai trò như thế nào trong việc thể hiện xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út và xã hội Đan Mạch đương thời?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trả lời:

 Cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Hăm-lét với hồn ma cha chàng trong văn bản trên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện xung đột giữa Hăm-let với vua Clô-đi-út và xã hội Đan Mạch đương thời. Cụ thể là cuộc gặp gỡ trò chuyện ấy giúp Hãm-lét có ý thức hơn trong việc điều tra sự thật về cái chết bí ẩn của vua cha, sự tái giá vội vàng của hoàng hậu mẹ chàng, cảnh tiệc tùng thái quá của triều đình,... từ đó, phát hiện tội ác của Clô-đi-út, sự giả dối của những kẻ xu nịnh, những biểu hiện xấu xa, đen tối của xã hội Đan Mạch đương thời,... Điều đó khiến cho xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út và xã hội Đan Mạch đương thời trở nên sâu sắc, gay gắt hơn.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Qua một số văn bản hài kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 và văn bản bi kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống), hãy chỉ ra sự khác nhau về xung đột trong tác phẩm bi kịch và tác phẩm hài kịch.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,526

Câu 2:

Nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trên thuộc về thể loại bi kịch.

Xem đáp án » 11/07/2024 1,150

Câu 3:

Loại yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện của hành động bên ngoài trong văn bản kịch nói chung, văn bản bi kịch nói riêng?

a. Lời nói của nhân vật.

b. Sự chuyển biến nội tâm của nhân vật.

c. Cách cư xử của nhân vật.

d. Hoạt động của nhân vật.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,014

Câu 4:

Dạng xung đột nào sau đây không phải là xung đột trong văn bản bi kịch? 

a. Xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém.

b. Xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả.

c. Xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém.

d. Xung đột giữa khát vọng cao cả với số phận khắc nghiệt.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,014

Câu 5:

Đọc phần văn bản trong SBT Ngữ văn 11 tr.75-82 và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tóm tắt nội dung câu chuyện trong văn bản. Cho biết cuộc trò chuyện với hồn ma đã đặt Hăm-lét vào một tình thế như thế nào và vì sao Hămlet buộc phải yêu cầu hai người bạn thân là Mác-xen-lút và Hộ-ra-ti-ô thề giữ kín về sự xuất hiện của hồn ma.

Xem đáp án » 13/07/2024 839

Câu 6:

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Quá trình trưởng thành của nhân vật chính liên quan đến sự trưởng thành của tất cả các nhân vật khác trong phim, và đặc biệt không một trường đoạn nào mà không liên quan đến nước. Với triết lí nhân bản của nó, nước trở thành hình tượng xuyên suốt “Mùa len trâu”, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, thật độc đáo của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.

(Theo Nguyễn Thị Minh Thái, Ám ảnh nước trong “Mùa len trâu”)

b. Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: nghệ sĩ và nhân dân. Nghệ sĩ, mượn tay vương quyền khẳng định thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Nhân dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hi sinh từ phía nghệ sĩ, nổi dậy tiêu diệt nghệ sĩ và công trình kì quan của y.

(Theo Phạm Vĩnh Cư, Bản thêm về bi kịch "Vũ Như Tôn”)

Xem đáp án » 13/07/2024 766

Câu 7:

Nếu một số chi tiết trong văn bản giúp bạn nhận biết và hình dung được không gian, thời gian diễn ra câu chuyện. Không gian, thời gian ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện hành động kịch và xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út (Claudius) và xã hội Đan Mạch đương thời?

Xem đáp án » 13/07/2024 726

Bình luận


Bình luận