Câu hỏi:
18/10/2023 1,256Từ các văn bản đã học, hãy nêu một số lưu ý về cách đọc một văn bản thơ có yếu tố tượng trưng.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Một số lưu ý về cách đọc một văn bản thơ có yếu tố tượng trưng:
- Xác định những chi tiết, hình ảnh cụ thể, hữu hình nhưng chuyển tải những ý niệm trừu tượng và triết lí sâu xa về con người và thế giới.
- Phân tích cơ chế chuyển nghĩa của các chi tiết, hình ảnh này, đặc biệt lưu ý đến sự kết hợp giữa cái cụ thể và cái trừu tượng (chẳng hạn: thời gian qua kẽ tay, kỉ niệm rơi, ... ).
- Một số tác phẩm có thể sử dụng phép tương giao (phối hợp và tổng hoà những ấn tượng giác quan khác nhau như: thị giác với thính giác, thính giác với xúc giác, ... ) để gợi mở và kết nối giữa cái cụ thể, hữu hình và cái trừu tượng, vô hình. Cần chỉ rõ và phân tích ý nghĩa của phép tương giao đó.
- Nhiều tác phẩm sử dụng nhạc điệu của từ ngữ và cú pháp để mở rộng biên độ của thế giới tưởng tượng; cần phân tích giá trị của các yếu tố nhạc điệu này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Điền vào bảng sau những điểm giống nhau và khác nhau giữa biện pháp điệp từ, điệp ngữ với biện pháp lặp cấu trúc, đồng thời nêu ví dụ cho từng trường hợp:
|
Biện pháp điệp từ, điệp ngữ |
Biện pháp lặp cấu trúc |
Điểm giống nhau |
|
|
Điểm khác nhau |
|
|
Ví dụ |
|
|
Câu 2:
Chỉ ra ít nhất một yếu tố tượng trưng trong bài thơ Thời gian của Văn Cao.
Câu 3:
Chỉ ra biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong bài thơ Gai (Mai Văn Phấn) và phân tích tác dụng của biện pháp đó.
Câu 4:
Chỉ ra biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các ví dụ sau, trong số đó, hãy xác định đâu là phép đối:
a. Bây giờ thì khác hẳn, Hồng bị mắng luôn luôn. Động một tí gì u cũng mắng. Nói một mình, mắng! Vấp ngã, mắng! Đi chậm, mắng! Bữa ăn, không có thức ăn, ngả ngốn không ăn được: mắng!... Như vậy kể cũng còn đáng tội. Nhưng lại còn những cái không phải tội Hồng: thí dụ như nhà bẩn, nhà lắm ruồi vào, con chó bởi vườn trầu, hay thẳng Thiên ngã, thẳng Thiên khóc,... đâu có phải tại Hồng. Hồng làm sao cho không thể được? suốt ngày vì phải mắng.
(Nam Cao, Bài học quét nhà)
b. Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo,
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.
Bánh chưng sắp gói, e nằm chảy,
Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu.
Thôi thế thì thôi, đành Tết khác,
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo!
(Trần Tế Xương, Cảm Tết)
Câu 5:
Liệt kê những chi tiết, hình ảnh liên quan đến bóng tối trong bài thơ. Mỗi lần xuất hiện trong bài thơ, ý nghĩa của hình ảnh bóng tối đã biến đổi như thế nào? Phân tích mối liên hệ giữa nhân vật cái bóng và những hình ảnh bóng tối đó.
Câu 6:
Bạn có suy nghĩ gì về ý nghĩa tượng trưng của cuộc hành trình mà chàng dũng sĩ đã trải qua cũng như ý nghĩa tượng trưng của Xứ Mộng mà chàng tìm kiếm?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
14 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu chi tiết Chí Phèo Kết nối tri thức có đáp án
về câu hỏi!