Câu hỏi:
31/10/2023 399Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
a. Trong hội nghị hiệp thương về bầu cử, bà A là cán bộ phụ trách đã loại hồ sơ của ông C ra khỏi danh sách ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã với lí do gia đình ông mới chuyển về được 2 năm và gia đình ông còn theo đạo. Tuy nhiên, anh H (là cán bộ cùng tổ phụ trách Hội nghị hiệp thương với bà A) đã không đồng tình và đề nghị bà A giữ nguyên danh sách có ông C.
Trong tình huống này, ai thực hiện đúng, ai vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
b. Tôn giáo N có những bài tuyên truyền về tôn giáo Q không đúng sự thật, gây ra những hiểu lầm, mâu thuẫn giữa hai tôn giáo với nhau. Các tín đồ của tôn giáo Q bức xúc nên đã xô xát, đánh đập các tín đồ của tôn giáo N. Cả hai tôn giáo đều đã bị Toà án nhân dân huyện xét xử và áp dụng hình phạt theo quy định của pháp luật. Trong tình huống này, chủ thể nào đã thực hiện đúng, chủ thể nào vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
Tình huống a. Trong tình huống này, bà A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, anh H thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Bà A vi phạm vì đã phân biệt đối xử với người theo tôn giáo bằng việc loại ông C ra khỏi danh sách ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Anh H thực hiện đúng vì đã yêu cầu bà A giữ nguyên danh sách ứng cử có ông C, để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong việc thực hiện quyền chính trị của công dân.
Tình huống b. Chủ thể thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là Toà án nhân dân huyện; chủ thể vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là tôn giáo N và tôn giáo Q.
Toà án nhân dân huyện đã áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với cả hai tôn giáo vì hai tôn giáo này đều có những hành vi vi phạm pháp luật: tôn giáo N thì tuyên truyền không đúng sự thật về tôn giáo Q; tôn giáo Q đã không tố cáo về hành vi sai trái của tôn giáo N đối với tôn giáo của mình mà đã xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của các tín đồ thuộc tôn giáo N.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là
A. cơ sở để đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.
B. cơ sở để thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
C. cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. cơ sở, nguyên tắc để chống diễn biến hoà bình.
Câu 3:
Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là nội dung của bình đẳng
A. giữa các tôn giáo.
B. giữa các tín ngưỡng.
C. giữa các chức sắc.
D. giữa các tín đồ.
Câu 4:
Các tổ chức tôn giáo, người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo
A. điều lệ của tổ chức tôn giáo.
B. pháp luật.
C. quyết định của Toà án.
D. quyết định của chính quyền địa phương.
Câu 5:
Ý kiến dưới đây đúng hay sai khi nói về quyền bình đẳng Vì sao? đẳng giữa các tôn giáo?
a. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo Viện quy định của pháp luật.
b. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
c. Các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ
d. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
e. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo chỉ tạo điều kiện cho các tôn giáo lớn phát triển.
Câu 6:
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo có quyền hoạt động theo giáo lí, giáo luật riêng của tôn giáo mình.
B. các tôn giáo được quyền ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
C. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
D. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tự do, không giới hạn.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 có đáp án
về câu hỏi!