Câu hỏi:
13/07/2024 1,093Điền các sự kiện phù hợp với các mốc thời gian về tiến trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- 1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, bị giam chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà
- 1859, thực dân Pháp tấn công Gia Định, vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân
- 1862, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh: Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long
- 1867, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
- 1873, thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất
- 1874, Hiệp ước Giáp Tuất giữa Pháp với nhà Nguyễn được kí kết
- 1882, thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai
- 1883, Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước Hác-măng giữa Pháp với nhà Nguyễn được kí kết
- 1884, Hiệp ước Pa-tơ-nốt giữa Pháp với nhà Nguyễn được kí kết, Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?
Câu 3:
Đọc đoạn tư liệu dưới đây:
“...cảng Đà Nẵng tương đối sâu, tàu bè lớn dễ hoạt động, sau khi đổ bộ lên đất liền có thể đánh sâu vào nội địa, tốc chiến tốc thắng thực hiện chiếm đóng toàn vùng, đồng thời có thể dùng đường đèo Hải Vân đánh thốc ra Huế chỉ cách có 100 cây số về phía đông bắc để buộc triều đình Huế đầu hàng tại chỗ”. (Đinh Xuân Lâm, Đà Nẵng trong ý đồ chiến lược của tư bản Pháp trước chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858), trong Tạp chí Lịch sử quân sự, số 2, 1999, trang 10 - 13) |
Em hãy cho biết vì sao trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên.
Câu 4:
Em hãy nối các dữ liệu ở cột A với các dữ liệu ở cột B cho phù hợp về các nhân vật liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam.
Câu 5:
Trong vai một viên quan tham gia luận bàn đối sách chống giặc của Triều Nguyễn, em thử nêu phương sách của mình nhằm tổ chức kháng chiến chống Pháp thắng lợi, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu 6:
Đoạn tư liệu dưới đây được trích trong tác phẩm Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861 của một sĩ quan, nhà văn người Pháp có mặt ở Nam Kỳ vào khoảng năm 1861. Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện các yêu cầu.
“Thực tế đâu đâu cũng là trung tâm kháng chiến. Cuộc kháng chiến có cơ sở và hệ thống khắp nơi. Có thể nói rằng, có bao nhiêu người Việt Nam thì có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến. Đúng hơn là phải xem mỗi người nông dân đang bó lúa là một trung tâm kháng chiến”. |
Tác giả ca ngợi, thán phục hay sợ hãi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam? Lí giải ý kiến của em.
về câu hỏi!