Giải SGK Lịch sử 8 CTST Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)

46 người thi tuần này 4.6 474 lượt thi 6 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1201 người thi tuần này

20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án

5.3 K lượt thi 20 câu hỏi
1036 người thi tuần này

20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 17 có đáp án

3.1 K lượt thi 20 câu hỏi
653 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 16 có đáp án

2.5 K lượt thi 15 câu hỏi
565 người thi tuần này

20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án

1.9 K lượt thi 20 câu hỏi
463 người thi tuần này

16 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 19 có đáp án

1.8 K lượt thi 16 câu hỏi
383 người thi tuần này

20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 14 có đáp án

2.9 K lượt thi 20 câu hỏi
324 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 20 có đáp án

1.4 K lượt thi 15 câu hỏi
310 người thi tuần này

12 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 19 có đáp án

1.3 K lượt thi 12 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

- Sang thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Tây phát triển mạnh, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến các nước này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Trong bối cảnh đó, do Việt Nam có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên và nhân công nên cũng trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.

- Trong những năm 1858 - 1884, thông qua nhiều thủ đoạn chính trị, quân sự và ngoại giao, thực dân Pháp đã từng bước hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

- Trước hành động xâm lược của tư bản Pháp, nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm phải nhiều sai lầm trong chỉ đạo đấu tranh, dẫn đến hậu quả Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

- Đối lập với thái độ của triều đình, nhân dân Việt Nam đã kiên quyết đứng lên đấu tranh ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, mặt khác, quá trình đấu tranh của nhân dân cũng có sự chuyển biến: từ đấu tranh chống Pháp xâm lược sang kết hợp giữa đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.

Lời giải

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.

+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.

+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…

- Giai đoạn từ 1862 - 1874:

+ Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.

+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.

+ Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.

4.6

95 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%