Câu hỏi:
02/11/2023 1,991c) Cho biết không gian và thời gian mà bài thơ thể hiện. Không gian và thời gian đó nói lên tâm trạng của tác giả như thế nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
c) - Không gian mà bài thơ miêu tả là không gian tự nhiên, nơi có làng xóm và sinh hoạt của con người, không phải là nơi cung đình của các bậc vua chúa.
Cảnh vật làng xóm và cảnh sinh hoạt của người dân tạo nên một không gian sống động mà yên bình, đẹp đẽ nhưng cũng rất huyền ảo, binh dị.
- Thời gian vào một buổi chiều cuối thu, khi mùa thu chưa qua và mùa đông chưa tới, nên sau thôn, trước thôn đều có sương mù bảng lảng như khói phủ, Mặt Trời bắt đầu ngả bóng sớm tạo nên những mảng trời nơi vẫn có ánh nắng, nơi thì đã ngả về chiều.
- Không gian và thời gian mà bài thơ miêu tả cho thấy tâm trạng bình yên, trầm tư của tác giả. Tác giả là một nhà vua, một người anh hùng vừa cùng dân tộc trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt để bảo vệ nền độc lập và cuộc sống cho muôn dân nên đây có lẽ là giây phút bình yên hiếm hoi khi ông đang trải nghiệm những thời khắc hoà bình phải đánh đổi bằng bao xương máu, gian khổ của muôn dân. Không gian và thời gian tĩnh lặng, hài hoà ấy cũng rất phù hợp với tâm thế hiền hoà, yêu thích sự yên tĩnh của một vị thiền sư đắc đạo nhưng vẫn mong muốn được giao hoa với cuộc sống bình dị, thường ngày của người dân.
=> Sự anh minh, nhân ái của một hoàng đế, khí phách của người anh hùng dân tộc, sự trầm tư của một thiền sư và tâm hồn của một thi sĩ như đang hoà quyện trong tác giả Trần Nhân Tông.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ? Hãy phân tích để thấy được vẻ đẹp đó.
Câu 2:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NGẮM CẢNH CHIỀU Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG
(Thiên Trường vãn vọng)
Phiên âm:
Thôn hậu thôn tiến đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Dịch nghĩa:
Sau thôn, trước thôn đều mờ mờ như khói phủ
Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có, nửa như không.
Trong tiếng sáo mục đồng dẫn trâu về hết
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống cánh đồng.
Dịch thơ:
Trước xóm, sau thôn tựa khỏi lồng.
Bóng chiều dường có, lại đường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Trần Nhân Tông, in trong Thơ văn Lý – Trần, tập II, Quyến thượng Ngô Tất Tố dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989)
a) Tìm hiểu về tác giả Trần Nhân Tông để giúp cho việc đọc hiểu bài thơ trên. Cho biết bối cảnh ra đời của bài thơ.
Câu 3:
Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của Lý Hạch và cho biết lợi thế của việc chọn điểm nhìn đó để quan sát và miêu tả cảnh vật.
Câu 4:
d) Nội dung chính của bài thơ là gì? Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?
Vì sao?
Câu 5:
e) Cho biết vị trí mà nhà thơ đứng ngắm cảnh. Em có nhận xét gì về vị trí đó khi tác giả bài thơ là một ông vua, một vị thiền sư?
Câu 6:
b) Bài Ngắm cảnh chiều ở phủ Thiên Trường được viết theo thể thơ gì? Bài thơ được viết theo luật bằng hay luật trắc? Tìm các từ mang vần của bài thơ.
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 3)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 6)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 2 )
về câu hỏi!