Câu hỏi:
03/11/2023 164Xác định từ ngữ phù hợp với mỗi chỗ trống trong các đoạn sau:
(luận điểm, lệch lạc, lí lẽ, luận cứ, bác bỏ, sai lầm, thuyết phục, dẫn chứng, cái sai, khách quan, tất cả, quá)
Ý nghĩa |
+ Trong thực tế đời sống, có những ý kiến..., những quan điểm..., cần phải bác bỏ để bảo vệ những điều đúng đắn. + Nghị luận là nghệ thuật... Để thuyết phục, cần biết bác bỏ. Muốn..., cần hiểu rõ yêu cầu và cách thức bác bỏ. |
Đặc điểm |
+ Bác bỏ là dùng... và....để thuyết phục người khác từ bỏ những ý kiến, quan điểm..., từ đó, có nhận thức và hành động đúng. + Nội dung bác bỏ: luận điểm hoặc... hay cách thức lập luận của đối tượng. + Cách thức bác bỏ: dùng thực tế hoặc phép suy luận,... để chỉ ra, phân tích... hoặc điểm tồn tại, hạn chế của..., luận cứ hoặc lập luận. |
Yêu cầu |
+ Khi bác bỏ, cần có thái độ..., đúng mực, lịch sự. + Cần cân nhắc từng khía cạnh, tránh vội vàng bác bỏ, phủ nhận... + Không nên đưa ra ý kiến bác bỏ một cách chung chung, tránh nói... hoặc nói chưa tới. |
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ý nghĩa |
+ Trong thực tế đời sống, có những ý kiến sai lầm, những quan điểm lệch lạc, cần phải bác bỏ để bảo vệ những điều đúng đắn. + Nghị luận là nghệ thuật thuyết phục. Để thuyết phục, cần biết bác bỏ. Muốn bác bỏ, cần hiểu rõ yêu cầu và cách thức bác bỏ. |
Đặc điểm |
+ Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người khác từ bỏ những ý kiến, quan điểm sai lệch, từ đó, có nhận thức và hành động đúng. + Nội dung bác bỏ: luận điểm hoặc luận cứ hay cách thức lập luận của đối tượng. + Cách thức bác bỏ: dùng thực tế hoặc phép suy luận,... để chỉ ra, phân tích cái sai hoặc điểm tồn tại, hạn chế của luận điểm, luận cứ hoặc lập luận. |
Yêu cầu |
+ Khi bác bỏ, cần có thái độ khách quan, đúng mực, lịch sự. + Cần cân nhắc từng khía cạnh, tránh vội vàng bác bỏ, phủ nhận tất cả. + Không nên đưa ra ý kiến bác bỏ một cách chung chung, tránh nói quá hoặc nói chưa tới. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em có nhận xét gì về ý kiến sau đây (đúng / sai / không hoàn toàn đúng)? Vì sao?
“Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là viết bài văn trình bày ý kiến phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống văn hoá, nghệ thuật, văn học.”.
Câu 2:
Dựa vào dàn ý đã thực hiện ở câu 4, hãy viết bài nghị luận xã hội bàn luận về hiện tượng gia tăng đi du học của các bạn trẻ Việt Nam trong những năm gần đây.
Câu 3:
Trong đoạn văn sau, người viết đã bác bỏ quan điểm nào? Cách thức bác bỏ là gì?
“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ ... nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
Câu 4:
Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn sau:
Những năm gần đây, số lượng các bạn trẻ Việt Nam đi du học gia tăng một cách đáng kể.
Câu 5:
Em sẽ làm gì để chuẩn bị cho bài thuyết trình theo các yêu cầu dưới đây?
- Chủ đề: Trình bày ý kiến về hiện tượng sinh dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam.
- Đối tượng nghe: các bạn HS cùng lớp.
- Thời gian trình bày: 15 phút.
- Phương thức trình bày: trình bày miệng kết hợp trình chiếu bằng phần mềm PowerPoint.
Câu 6:
Nếu là người nghe bài thuyết trình về Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam, em sẽ chuẩn bị những gì để có thể tham gia trao đổi, thảo luận một cách tích cực, hiệu quả?
Câu 7:
Tác giả đã tiến hành việc phân tích dẫn chứng như thế nào trong đoạn văn sau?
“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thôn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.”
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
về câu hỏi!