Câu hỏi:
03/11/2023 319Theo em, vì sao khi nghe chúng ta nên ghi chép? Chúng ta cần ghi chép những gì và ghi chép như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
– Những lí do cần ghi chú trong khi nghe:
+Lưu giữ những nội dung chính của bài thuyết trình đã nghe được. +Tạo động lực để người nghe chú ý theo dõi để nắm bắt những nội dung chính của bài thuyết trình.
+ Chủ động ghi chú lại những nội dung người nghe cảm thấy quan trọng hứng thú cần tìm hiểu hoặc trao đổi thêm về bài thuyết trình.
+Thể hiện được bằng chứng cho thấy người nghe hiểu và nắm bắt được nội dung của bài thuyết trình.
– Những nội dung cần ghi chép:
+ Nội dung chính của bài thuyết trinh, bố cục của bài thuyết trình. +Những bằng chứng quan trọng (ví dụ: số liệu, hình ảnh, sơ đồ...).
+ Nội dung mà người nghe cảm thấy quan trọng tâm đắc/ hứng thú muốn tìm hiểu thêm chưa hiểu rõ, chưa đồng ý và muốn trao đổi thêm với người trình bày.
+ Nội dung diễn giải cách hiểu của người nghe với những vấn đề mà người thuyết trình trình bày.
+ Nội dung thu hoạch thêm được từ bài thuyết trình so với những gì đã biết trước về chủ đề của bài thuyết trình.
+ Những câu hỏi đặt ra xoay quanh nội dung bài thuyết trình.
– Cách ghi chú hiệu quả:
+ Dùng ngôn ngữ của bản thân để ghi chép, tuy nhiên cần tránh thay đổi nội dung của bài thuyết trình.
+ Ghi tóm tắt nội dung chính bằng từ cụm từ đồng thời sử dụng các kí hiệu như: dấu sao (*), dấu gạch ngang (-), dấu cộng (+) hoặc bút màu để đánh dấu ý chính, ý phụ.
+ Có thể viết tắt, dùng hình ảnh có tinh biểu tượng để ghi chép tóm tắt thông tin sao cho bắt kịp tốc độ trình bày của người thuyết trình.
+ Nên chừa khoảng trống sau mỗi nội dung ghi chép để có thể bổ sung thông tin (nếu cần).
+ Dùng sơ đồ để biểu thị mối quan hệ ý nghĩa giữa các nội dung nghe và ghi chép được.
+ Cần ghi chép chính xác một số nội dung như: công thức, định nghĩa, sự kiện cụ thể (năm, tên người, tên địa danh, sự kiện chính,...).
+ Kết hợp nghe và quan sát những cử chỉ, điệu bộ, tốc độ nhanh/ chậm, cao độ của giọng người nói và những nội dung được lặp đi lặp lại, nhấn mạnh của người trình bày để kịp thời ghi chú những thông tin quan trọng sao cho hiệu quả.
+ Có thể ghi chép theo phương pháp cornell, phương pháp ghi chép theo dàn ý, phương pháp vẽ sơ đồ tóm tắt...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:
a. Cho tôi về chái bếp nhà tôi
Ngọn khói cong ngủ rồi chưa dậy
Nồi cám bao năm mẹ đun dở
Chái bếp nằm nghe nằng nặng đêm
(Lý Hữu Lương, Chái bếp)
Câu 3:
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) miêu tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn nơi em ở, trong đó có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.
Câu 4:
c. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
Câu 6:
b. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong khổ 3 và 4?
Nêu ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật này.
Câu 7:
Phân tích tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình đối với việc miêu tả không gian khu rừng trong đoạn văn sau:
Rồi một hôm, giông bão gầm thét trên rừng, cây cối ào ào ghê rợn. Trong rừng bỗng tối mù tối mịt, tưởng chừng như bao nhiêu đêm tối trên đời kể từ khi có rừng đến nay đều tụ cả lại. Những con người nhỏ bé đi giữa những cây lớn, trong tiếng sấm đáng sợ. Họ đi, còn những cây khổng lồ lắc lư, nghiên ken két và gào lên những bài ca thịnh nộ. Ảnh chớp bay trên các ngọn cây, loé ảnh lửa xanh lạnh lẽo, rọi sáng trong khoảnh khắc và biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, làm mọi người kinh sợ. Cây cối được ảnh chớp lạnh lẽo rọi sáng, nom như những vật sống, đang dang rộng những cánh tay dài ngoằn ngoèo, đan thành một mạng lưới dày xung quanh đoàn người, cố ngăn chặn họ. Từ trong đám cành tối tăm, có cái gì đáng sợ, hắc ám, lạnh lẽo nhìn đám người đang đi.
(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-k8)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án( Đề 4)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án( Đề 5)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 9 )
về câu hỏi!