Câu hỏi:
03/11/2023 479Trình bày khái niệm và đặc điểm kiểu bài văn kể lại một hoạt động xã hội.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
- Bài văn kể lại một hoạt động xã hội là bài văn thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong bài văn đó, người viết kể lại các sự việc của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này để tăng sự sinh động cho bài viết.
- Đặc điểm của kiểu bài này bao gồm:
+ Được kể theo ngôi thứ nhất
+ Nêu được các thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động.
+ Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí.
+ Kết hợp với yếu tố miêu tả hay biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố đề bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
+ Bố cục bài viết cần đảm bảo ba phần:
● Mở bài: giới thiệu một hoạt động xã hội để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.
● Thân bài: nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động; kể lại các sự việc theo trình tự hoạt động; kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
● Kết bài: khẳng định giá trị của hoạt động xã hội đã kể; nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
c. Chỉ ra một số thủ pháp gây cười được sử dụng trong truyện (xây dựng tình huống, ngôn ngữ).
Câu 2:
c. Nội dung bao quát của truyện là gì? Hãy chỉ ra thái độ, cách đánh giá của tác giả dân gian với hiện tượng được nêu lên trong truyện.
Câu 3:
Vẽ sơ đồ tóm tắt các đặc điểm của truyện cười dựa vào gợi ý sau (làm vào vở):
Câu 4:
Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau:
a. - Chó không chớ cắn càn.
- Đất nứt con bọ hung.
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Đất nứt con bọ hung)
b. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
(Tục ngữ)
Câu 5:
b. Xác định sự việc gây cười trong truyện. Ở đây, tác giả đã sử dụng thủ pháp gây cười nào là chủ yếu?
Câu 6:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
THÀ CHẾT CÒN HƠN
Xưa có anh keo kiệt, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, cứ khư khư tích của làm giàu.
Một hôm có người bạn rủ ra tỉnh chơi. Trước anh ta còn từ chối, sau người bạn nài mãi, anh ta mới vào phòng lấy ba quan tiền giắt lưng rồi cùng đi.
Khi ra đến tỉnh, trông thấy cái gì anh ta cũng muốn mua nhưng sợ mất tiền lại thôi. Trời nắng quá, muốn vào hàng uống nước lại sợ phải thiết bạn, không dám vào.
Đến chiều trở về, kkhi qua đò đến giữa sông, anh keo kiệt khát nước quá mới cúi xuống uống nước, chẳng may ngã lộn cổ xuống sông.
Anh bạn trên thuyền kêu:
- Ai cứu xin thưởng năm quan!
Anh keo kiệt ở giữa dòng sông, nghe tiếng cố ngoi lên, nói:
- Năm quan đắt quá!
Anh bạn chữa lại:
- Ba quan vậy!
Anh hà tiện lại ngoi đầu lên lần nữa:
- Ba quan vẫn đắt, thà chết còn hơn!
(In trong Văn học dân gian những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), NXB Giáo dục, 2004)
a. Nhân vật chính của truyện mang nét tính cách gì? Nét tính cách ấy được thể hiện qua những chi tiết nào?
Câu 7:
Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu. Cho ví dụ minh họa.
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 3)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 6)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 3 )
về câu hỏi!