Câu hỏi:

04/11/2023 690

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 51 đến 55:

                                               (1) “Sao anh không về chơi thôn Vĩ

                                               (2) Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

                                               (3) Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

                                               (4) Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

                                               (5) Gió theo lối gió mây đường mây

                                               (6) Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

                                               (7) Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

                                               (8) Có chở trăng về kịp tối nay?”

(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Nhận định nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG về câu thơ (1) trong đoạn trích trên?

Đáp án chính xác

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Để trả lời được câu hỏi này, học sinh không chỉ căn cứ vào nội dung ở câu thơ (1) mà phải đọc cả đoạn trích để hiểu được tâm trạng của nhân vật trữ tình. Chú ý, yêu cầu của câu hỏi là tìm nhận định KHÔNG ĐÚNG.

Câu thơ có thể hiểu theo 2 cách:

- Nếu là lời của cô gái gửi cho chàng trai: căn cứ vào câu hỏi tu từ: “Sao anh không về?”, từ “về” gợi sự thân thuộc, gần gũi nên câu thơ như một lời trách móc nhẹ nhàng, lời mời của cô gái dành cho chàng trai. Nội dung này, tương đồng với phương án A, B.

- Nếu là sự phân thân của nhân vật trữ tình: Từ “về” gợi sự gần gũi của thôn Vĩ, như thể đó cũng là ngôi nhà, nhưng toàn bộ đoạn trích lại mang âm hưởng buồn thể hiện tâm trạng của nhân vật lo lắng không còn cơ hội đến đó nữa. Nội dung này tương đồng với phương án C.

- Từ “chơi” mang ý nghĩa ghé thăm, khẳng định đây không phải lời của những người trong cùng một gia đình nên phương án D không chính xác.

Đáp án đúng cho câu hỏi: D.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Khổ thơ đầu tiên của đoạn trích gợi đến thời điểm nào trong ngày?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Căn cứ vào khổ thơ đầu của đoạn trích, xác định được câu (2) cho độc giả những tín hiệu để lí giải về thời gian được nhắc tới.

- Câu thơ xuất hiện hai tín hiệu: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Thời điểm được nhắc tới phải là khi mặt trời đã lên, có nắng xuống khu vườn; nên loại nhanh phương án A.

- Cụm từ “mới lên” báo hiệu đây là những tia nắng đầu tiên xuống khu vườn - thời khắc của một ngày mới, loại phương án C, D.

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

Phương thức biểu đạt chính ở khổ thơ đầu tiên của đoạn trích là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp yên bình, hài hòa giữa thiên nhiên và con người thông qua các hình ảnh, vườn “xanh như ngọc”, “nắng mới lên”, người con gái “mặt chữ điền" ... giúp người đọc hình dung cụ thể về khung cảnh thôn Vĩ.

- Câu thơ không cung cấp những tri thức khách quan về một sự vật, hiện tượng nên không phải PTBĐ thuyết minh

- Đoạn thơ không kể lại một chuỗi các sự kiện nên không phải PTBĐ tự sự.

- Đoạn thơ không dùng những lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ và thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó nên không phải PTBĐ nghị luận.

Đáp án đúng: B.

Câu 4:

Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất dự cảm chia xa của tác giả?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Ở câu hỏi này, học sinh cần nắm được nội dung của từng câu thơ để tìm được phương án đúng. - Xác định nội dung các câu thơ:

+ Câu (5): “mây”, “gió” là hai yếu tố đi liền nhưng lại bị tách ra đôi ngả. Câu thơ mô tả sự chia cắt tự nhiên phi thực tế, từ đó, thể hiện dự cảm chia xa của nhân vật trữ tình.

+ Câu (6): từ “buồn” thể hiện trực tiếp tâm trạng nhân vật trữ tình (nỗi buồn tác động cả vào tự nhiên). + Câu (7): câu thơ sử dụng các biểu tượng tình yêu (thuyền, bến) gắn với không gian hư ảo (sông trăng). + Câu (8): tâm trạng khắc khoải của tác giả được nhận diện qua từ “kịp”.

Vậy nên, câu thơ thể hiện rõ nhất dự cảm chia xa của tác giả là câu (5): “Gió theo lối gió mây đường mây"

→ phương án đúng: A.

Câu 5:

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu (6) của đoạn trích trên?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Câu thơ thứ (6) sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá thông qua động từ “buồn thiu”. “Buồn thiu” là từ được dùng để diễn tả tâm trạng của con người nhưng ở trong câu thơ này lại được dùng để miêu tả “dòng nước” - một sự vật vô tri, vô giác. Qua biện pháp tu từ này, tác giả muốn gián tiếp thể hiện tâm trạng của con người.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho hàm số y=m2mx33+m2mx2+mx+2. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để hàm số đồng biến trên R ?

Xem đáp án » 03/11/2023 4,629

Câu 2:

Tập hợp các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn |z1+3i|=|z¯+1i| là:

Xem đáp án » 03/11/2023 2,995

Câu 3:

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương x=6cos2π3t(cm). Kể từ t=0 , chất điểm đi qua vị trí có li độ x = -3 cm lần thứ 2022 tại thời điểm

Xem đáp án » 04/11/2023 2,299

Câu 4:

Hình vẽ dưới đây là biểu đồ mô tả tình hình tai nạn giao thông trong những ngày cách ly xã hội.

Hình vẽ dưới đây là biểu đồ mô tả tình hình tai nạn giao thông trong những ngày cách ly xã hội.   (Nguồn: https.//laodong.vn/) Hỏi trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 12 giờ số vụ tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất là vào khung giờ nào? A. 6 – 8 giờ.		B. 18 – 20 giờ.		C. 14 – 16 giờ.		D. 8 – 10 giờ. (ảnh 1)

 

(Nguồn: https.//laodong.vn/)

Hỏi trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 12 giờ số vụ tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất là vào khung giờ nào?

Xem đáp án » 03/11/2023 1,927

Câu 5:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Người ta thường nói: "Cứng quả thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy và chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng trai áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi vì được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Ngữ văn 10, tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Theo đoạn trích, câu nói “Cứng quá thì gãy” ý chỉ người có tính cách như thế nào?

Xem đáp án » 04/11/2023 1,786

Câu 6:

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn Cm:x2+y2+2mx4y+6m6=0, với m là tham số thực. Khi m thay đổi, bán kính đường tròn Cm đạt giá trị nhỏ nhất bằng bao nhiêu?

Xem đáp án » 03/11/2023 1,775

Câu 7:

Một bể nước có dung tích 1000 lít. Người ta mở vỏi cho nước chảy vào bể, ban đầu bể cạn nước. Trong một giờ đầu vận tốc nước chảy vào bể là 1 lít/1 phút. Trong các giờ tiếp theo vận tốc nước chảy giờ sau gấp đôi giờ liền trước. Hỏi sau khoảng thời gian bao lâu thì bể đầy nước (kết quả gần đúng nhất)?

Xem đáp án » 03/11/2023 1,502

Bình luận


Bình luận