Câu hỏi:

05/11/2023 1,251

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 56 đến 60:

“(1) Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. (2) Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. (3) Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gần mà chế nhạo. (4) Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. (5) Tới cái thác rồi. (6) Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. (7) Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. (8) Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hỏn nào cũng nhăn nhúm mèo mỏ hơn cả cái mặt nước chỗ này. (9) Mặt sông rung rút lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. (10) Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. (11) Nhưng hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. (12) Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. (13) Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. (14) Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với đánh khuỷu quật vu hồi lại (15) Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đã nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác.”

(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, tập một NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Học sinh đọc văn bản, xác định các hình ảnh: “tiếng nước thác nghe như là oán trách gì…” “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng...”, “thấy sóng bọt đã trắng xoả cả một chân trời đá”, “mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược” ...

- Các hình ảnh trong đoạn văn mô tả lại khung cảnh thác dưới từ xa đến gần với âm thanh, hình ảnh dòng nước, tảng đá... được nhân hóa như có sự sống thật vậy, đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

- Giải thích các phương án sai:

+ Đoạn trích không xuất hiện nhân vật, sự kiện và đoạn đối thoại nào nên loại phương án: A.

+ Đoạn trích có sử dụng một số từ thể hiện trạng thái cảm xúc như “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “ chế nhạo”... nhưng không thiên hướng bộc lộ cảm xúc của tác giả mà mô tả những trạng thái khác nhau của đá và nước nên phương án C không đúng.

+ Đoạn trích không đưa ra quan điểm nào, cũng không có các luận điểm để thuyết phục người khác nghe theo ý kiến của tác giả, loại phương án: D.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Để xác định nội dung đoạn trích, học sinh cần xác định các hình ảnh xuất hiện nhiều lần:

- Câu (1) - (4): Trước khi đến thác nước, tác giả đã nghe thấy những thanh âm dữ dội của nước.

- Câu (5) - (15): Khi đến thác, tác giả nhìn thấy cảnh tượng mặt sông trắng xóa bọt và những tảng đá ngỗ ngược tạo ra thạch trận cản thuyền.

- Xác định nội dung chính của văn bản là khung cảnh thác nước với âm thanh dữ dội và thạch trận hiểm trở.

Vì vậy, các phương án A, C, D không phù hợp và không nêu đầy đủ nội dung của đoạn trích.

Câu 3:

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu (4)?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Xác định câu (4) trong đoạn trích: “Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nửa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.”

- Xác định các chi tiết trong câu:

+ Tiếng nước thác “rống lên” là sử dụng âm thanh của con người/loài vật để mô tả tiếng thác nên đây chính là phép nhân hóa.

+ Từ so sánh “như” tạo phép so sánh tiếng thác với tiếng của đàn trâu mộng lồng lộn giữa rừng lửa.

Câu văn thể hiện âm thanh man dại của thác nước sông Đà nhấn mạnh vẻ đẹp hung bạo của con sông nên phương ăn đúng là C.

Câu 4:

Trong đoạn trích, những tảng đá dưới lòng sông Đà KHÔNG được tác giả miêu tả dưới trạng thái nào dưới đây?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Học sinh đọc câu hỏi và các phương án trả lời, sau đó đọc kĩ đoạn trích để xác định chi tiết miêu tả những hòn đá dưới lòng sông: “Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng “nhăn nhúm”; “méo mó” hơn cả cái mặt nước chỗ này.” Vậy phương án đúng là: D.

Câu 5:

Từ “thạch trận” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích có thể thay thế bằng từ nào sau đây?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Học sinh đọc câu hỏi, giải nghĩa từ “thạch trận" nghĩa là thế trận được làm nên bởi đá.

- Học sinh lần lượt xác định nghĩa các từ có trong các phương án trả lời:

+ Trận địa: khu vực địa hình dùng để bố trí lực lượng chiến đấu.

+ Trận đánh, trận chiến: Cuộc giao chiến giữa các phe đối lập (thường dùng cho bạo lực vũ trang).

+ Trận đấu: Cuộc giao chiến giữa các phe đối lập (thường dùng cho các hoạt động thể thao).

- Học sinh căn cứ vào nghĩa của “thạch trận” và nghĩa các từ vừa tìm được để xác định phương án đúng là A.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Bài thơ trên được viết theo thể loại nào?

Xem đáp án » 05/11/2023 2,713

Câu 2:

Biểu đồ dưới đây thống kề khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2019.

Biểu đồ dưới đây thống kề khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2019.   Trung bình mỗi tháng có bao nhiều du khách đến Việt Nam? A. 1315000 khách.	B. 1397000 khách.	C. 1570000 khách. 	D. 6985000 khách (ảnh 1)

Trung bình mỗi tháng có bao nhiều du khách đến Việt Nam?

Xem đáp án » 04/11/2023 1,714

Câu 3:

Xác định ngôi kể, người kể trong đoạn trích trên.

Xem đáp án » 05/11/2023 1,463

Câu 4:

Cho (H) là hình phẳng giới hạn bởi các đường y=lnx,y=0 và x = e. Thể tích của khối tròn xoay tạo thành khi quay hình (H) quanh trục Ox bằng:

Xem đáp án » 04/11/2023 431

Câu 5:

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của tham số m thuộc [2022;2022] sao cho hàm số y=x3+mx25x đồng biến trên khoảng (-4;-1). Tính số phần tử của tập hợp S.

Xem đáp án » 04/11/2023 424

Câu 6:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Những trưa vắng, tôi tự hỏi mình đã đi đến đâu, đi xa đến tận nơi nào, để những ngày tháng tuổi thơ lại xa xôi và khó với đến thế? Tôi thèm cái “nghèo" thuở trước, tôi thèm cái cảnh đi ăn trực nhà hàng xóm khi hết cơm. Tôi nhớ những người bạn thời ấu thơ, giờ chẳng biết họ ở đâu nữa? Cô bạn thân thiết vô cùng ngày bé, trả tôi một nụ cười xã giao nhàn nhạt khi trưởng thành gặp lại. Những con người nơi ấy đều đã đi tìm một điều gì đó và chẳng thể nhớ nhau. Mẹ cũng không còn đủ thời gian để hát ru. Tất cả chỉ văng vẳng ở một miền kí ức nào đó. Ngày mà muốn gặp mọi người, tôi sẽ mở cửa chạy ra ngoài thay vì mở máy tính và điện thoại, dường như ngủ lại - mãi mãi trong tâm trí của tôi. Bao thương nhớ, xa vời mãi mãi ...”

(Minh Mẫn, Thức dậy trên mái nhà, NXB Văn học, 2014)

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Xem đáp án » 05/11/2023 402

Bình luận


Bình luận