Câu hỏi:
08/11/2023 367Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn sau: Chữ vui đó minh mông, với mỗi người nó có nghĩa khác nhau. Với bà chủ tiệm tạp hóa Linh Thông là buôn bán luôn tay, mặc đĩa cơm tấm khô queo và ly cà phê đá tan trắng nhợt tự hồi nào. Vui của ông chủ chuỗi cửa hàng điện máy là mở thêm vài chi nhánh mới. Của quán nhậu Tăng Ba là khách nào ra khỏi đó cũng cùng xình. Hay với vợ chồng thằng em, không vui nào bằng nghe tiếng những tờ giấy bạc sột soạt lúc nửa đêm.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Học sinh cần phân biệt các phương thức biểu đạt:
- Tự sự: kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.
- Biểu cảm: dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc về thế giới xung quanh.
- Miêu tả: dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc.
- Nghị luận: dùng ngôn ngữ để bàn bạc phải trái đúng sai, nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Đoạn văn có một câu chủ đề: Chữ vui đó minh mông, với mỗi người nó có nghĩa khác nhau. Câu chủ đề ở đây là một quan điểm cho rằng mỗi người có một niềm vui khác nhau, không ai giống ai. Các câu còn lại đưa ra các dẫn chứng làm rõ quan điểm ấy bằng thao tác lập luận chứng minh. Như vậy, nghị luận là phương thức chính của văn bản này (phương án C).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sự kiện nào đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ?
Câu 3:
Câu nói “Một nửa cái bánh mì là một nửa cái bánh mì. Nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật.” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 4:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 – 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa số đại biểu Đại hội bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi v.v... lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Báo Người cùng khổ (Le Paria) do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của Hội. Người còn viết bài cho các báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp) v.v... và đặc biệt là viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản ở Pari năm 1925).
Tháng 6 – 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10 – 1923) và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924).
(Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 81 và 82)
Sự kiện nào dưới đây đã tập hợp nhân dân các nước thuộc địa của Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?
Câu 5:
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước chuyển về nhận thức của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản?
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 3)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)
về câu hỏi!