Câu hỏi:

13/11/2023 13,749

Một số đặc điểm của truyện lịch sử là:

(1) Bối cảnh (thời gian - không gian): ........................................................................

(2) Cốt truyện:

.....................................................................................................................................

 (3) Nhân vật:

.....................................................................................................................................

 (4) Ngôn ngữ:

.....................................................................................................................................

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Một số đặc điểm của truyện lịch sử là:

(1) Bối cảnh (thời gian - không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch

sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ.

Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh (thời gian - không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

(2) Cốt truyện: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia, ... nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện.

(3) Nhân vật: nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia, ... tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thường do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

(4) Ngôn ngữ: Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong một bối cảnh lịch sử cụ thể.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho đoạn thơ sau:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

- Biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ sau là:

.....................................................................................................................................

- Tác dụng của chúng là: .............................................................................................

Xem đáp án » 13/11/2023 1,266

Câu 2:

Điểm tương đồng và khác biệt giữa truyện cười và thơ trào phúng:

 

Truyện cười

Thơ trào phúng

Điểm tương đồng

 

Điểm khác biệt

 

 

Xem đáp án » 13/11/2023 731

Câu 3:

Đọc đọan trích sau và trả lời các câu bên dưới:

Chồng đành rút xuống lần nữa:

- Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!

Lúc này vợ mới bò lăn ra cười:

- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra con rắn vuông bốn góc à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

a. Câu “Thì ra con rắn vuông bốn góc à?” phải/ không phải là câu hỏi tu từ .....................................................................................................................................

Cơ sở để xác định như vậy:

.....................................................................................................................................

b. Sắc thái nghĩa của các từ “ừ”, “nhé” trong đoạn trích là:

.....................................................................................................................................

- Trong giao tiếp, em có thể sử dụng các từ này với những đối tượng như:

.....................................................................................................................................

giao tiếp trong những tình huống như: .......................................................................

Xem đáp án » 13/11/2023 657

Câu 4:

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.

(Nguyễn Quang Thiều, Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)

a. Các thành phần biệt lập có trong câu trên là:

.....................................................................................................................................

b. Câu trên thuộc kiểu câu:

.....................................................................................................................................

Căn cứ để em xác định như vậy:

.....................................................................................................................................

Xem đáp án » 13/11/2023 449

Câu 5:

Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số đặc điểm của văn bản truyện:

STT

Thuật ngữ

Khái niệm/ đặc điểm

1

Cốt truyện đơn tuyến

 

2

Cốt truyện đa tuyến

 

3

Nhân vật chính

 

4

Chi tiết tiêu biểu

 

Xem đáp án » 13/11/2023 363

Câu 6:

Một số phương pháp ghi chép hiệu quả để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác là:

(1) ...............................................................................................................................

(2) ...............................................................................................................................

(3) ...............................................................................................................................

(4) ...............................................................................................................................

Xem đáp án » 13/11/2023 291

Bình luận


Bình luận