Câu hỏi:
13/07/2024 278Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến hiện tượng lũ lụt và quá trình kiến tạo đồng bằng. Tất cả các đồng bằng hạ lưu sông đều được hình thành và phát triển hình thể thông qua các trận lũ hàng năm. Các hiện tượng lớn nhỏ sẽ tạo nên những đợt trầm tích bùn cát, bồi đắp cho các vùng châu thổ. Quá trình hình thành ấy không hề đơn giản và dễ dàng. Ví dụ, phải trải qua hơn 5000 - 7000 năm xảy ra liên tục mới có thể hình thành nên vùng châu thổ Cửu Long như ta thấy ngày nay. Tuy nghèo nàn về khoáng sản kim loại và vật liệu xây dựng nhưng thổ nhưỡng và sinh thái vùng Cửu Long lại cực kỳ giàu có. Nhờ thế mà hoạt động nông nghiệp ở đây cực kỳ phát triển, năng suất sinh học cao, tạo ra nhiều loại nông sản và của cải nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Nếu chỉ đánh giá phiến diện từ một phía, ta sẽ thấy lũ lụt thật quái ác và đem đến toàn những tác động tiêu cực. Vì vậy, cần mở rộng góc nhìn và dựa trên những dẫn chứng từ thực tế để đánh giá đúng tiềm năng cũng như tác hại của lũ lụt, từ đó có biện pháp “chào đón” phù hợp đối với hiện tượng thiên nhiên này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ sống chung với lũ? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này.
Câu 2:
Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn nào? Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 3:
Sự trù phú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được biểu hiện như thế nào?
Câu 4:
Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?
Câu 5:
Những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm gì mới so với điều em đã biết?
Câu 6:
Vì sao trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử”?
Câu 7:
về câu hỏi!