Câu hỏi:
25/02/2020 432Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do 2 cặp gen (A, a và B, b) quy định. Khi lai cá thể đực lông trắng thuần chủng với cá thể cái lông đen thuần chủng thu được F1 gồm: 100% cá thể cái lông vằn, 100% cá thể đực lông đen. Cho F1 tự giao phối, thu được F2 có tỉ lệ 3 lông vằn: 3 lông đen: 2 lông trắng. Khi nói về phép lai trên, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Trong 2 cặp gen quy định tính trạng màu lông, có 1 cặp gen nằm trên NST thường và 1 cặp gen nằm ở vùng tương không tương đồng trên X.
II. Kiểu gen của thế hệ bố mẹ là: AAXbXb x aaXBY
III. Trong kiểu gen của cơ thể đực ở F1 có thể có mặt đồng thời cả 2 alen trội.
IV. Con cái ở F1 dị hợp về cả 2 cặp gen.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B
- Khi lai 2 dòng thuần chủng, ở F1 thấy sự phân bố không đồng đều về KH ở 2 giới → Có sự liên kết với giới tính.
- Ở F2, tính trạng màu lông xuất hiện ở cả 2 giới → Gen quy định màu lông nằm ở vùng không tương đồng trên X.
- F2 phân li theo tỉ lệ 3: 3: 2 → có 16 tổ hợp giao tử được tạo ra (đực và cái).
Giải sử cặp gen Aa nằm trên NST thường, Bb nằm trên NST giới tính X.
→ F1 dị hợp về 2 cặp gen, tính trạng do 2 cặp gen quy định, trong đó 1 nằm trên NST thường, 1 nằm trên NST giới tính.
→ I đúng
P thuần chủng → F1 dị hợp về 2 cặp gen, giả sử gen B nằm trên NST giới tính.
Ta có: F1: AaXBXb × AaXBY hoặc AaXBXb × AaXbY
→ Con cái có kiểu gen AaXBXb (dị hợp 2 cặp gen) → IV đúng
Con cái có kiểu gen AaXBXb (A-B-) kiểu hình lông vằn mà con đực F1 có kiểu hình lông đen → Kiểu gen của con đực F1 chỉ có thể là AaXbY (A-bb) → III Sai
F1 có kiểu gen AaXBXb ; AaXbY
→ P: AAXbXb × aaXBY hoặc P: aaXbXb × AAXBY mà A-B- cho kiểu hình lông vằn → con đực ở P phải có kiểu gen aaXBY
→ P: AAXbXb × aaXBY → II Đúng
Chọn B
- Cụ thể hơn: F1: AaXBXb x AaXbY
(3A-: 1aa) x (XBXb: XBXb; XBY: XBY)
♀: 3A-XBXb: 3A- XbXb: 1aaXBXb: 1aaXbXb
♂: 3A-XBY : 3A-XbY : 1aaXBY: 1aaXbY
6 A-B- (lông vằn): 6 A-bb (lông đen): [2aaB- + 2aabb] (lông trắng)
→ B: Lông vằn >> b: lông đen
→ A không át chế B, b
→ a át chế B, b tạo thành kiểu hình lông trắng
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Để khởi động cho quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza sẽ bám vào vùng nào sau đây trên gen cấu trúc:
Câu 2:
Khi nói về sinh sản vô tính và hữu tính, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Con sinh ra bằng hình thức sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi với môi trường sống biến đổi cao hơn.
II. Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân, sinh sản hữu tính dựa trên cơ sở của hiện tượng giảm phân và thụ tinh.
III. Sinh sản vô tính và hữu tính góp phần tạo ra sự đa dạng di truyền.
IV. Mỗi loài sinh vật chỉ có 1 trong 2 hình thức sinh sản, hoặc sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính.
Câu 3:
Khi nói về vận chuyển các chất qua màng, phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 4:
Khi nói về sự khác nhau giữa tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng:
I. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn còn thú ăn thực vật thường nhai kĩ thức ăn và tiết nhiều nước bọt.
II. Ruột non của thú ăn thịt thường dài hơn so với ruột của thú ăn thực vật.
III. Thú ăn thực vật có manh tràng rất phát triển.
IV. Bên cạnh tiêu hóa cơ học và hóa học, ở thú ăn thực vật còn có quá trình biến đổi thức ăn được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh.
Khi nói về sự khác nhau giữa tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng:
I. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn còn thú ăn thực vật thường nhai kĩ thức ăn và tiết nhiều nước bọt.
II. Ruột non của thú ăn thịt thường dài hơn so với ruột của thú ăn thực vật.
III. Thú ăn thực vật có manh tràng rất phát triển.
IV. Bên cạnh tiêu hóa cơ học và hóa học, ở thú ăn thực vật còn có quá trình biến đổi thức ăn được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh.
Câu 5:
Ở một loài thực vật, quá trình phân bào ở cơ thể đực bị rối loạn, tạo ra loại giao tử đột biến chứa n - 2 nhiễm sắc thể. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra:
Câu 7:
Ở một loài động vật, Xét 4 gen A, B, C, D: gen A có 4 alen nằm trên NST số 1; gen B có 3 alen, gen C có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên cặp NSTsố 3; gen D có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Cho biết quần thể ngẫu phối, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, không có đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Số kiểu gen đồng hợp các cặp gen ở gà trống trong quần thể trên là 48.
II. Tổng số kiểu gen tối đa có trong quần thể trên là 1050.
III. Tổng số kiểu gen ở giới cái là 420.
IV. Tổng số kiểu giao phối tối đa có trong quần thể trên là 261600.
về câu hỏi!