Câu hỏi:

08/12/2023 679

BÀI ĐỌC 3

Theo nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp, cả nước mỗi năm sản xuất trung bình khoảng 43 triệu tấn thóc, đồng thời tạo ra khoảng 60 triệu tấn dư lượng sinh khối gồm rơm rạ (cắt sát gốc), trấu và cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Qua phân tích thành phần hóa học, mỗi tấn rơm rạ có chứa tới trên 8 kg nitơ hữu cơ và nhiều hợp chất hóa học có giá trị kinh tế cao. Nếu đốt toàn bộ lượng rơm rạ trên tương đương tiêu hủy một nguồn phân bón đạm lên tới 480.000 tấn đồng thời gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Để giải quyết tình trạng trên, các nhà khoa học Viện Di truyền Nông nghiệp đã phối hợp với các viện và doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển các loại vật liệu mới từ các phế phẩm bã mía, rơm và trấu lúa, giúp nâng cao giá trị kinh tế, phát triển nền nông nghiệp tuần hoàn. Công trình được tiến hành từ năm 2016, do GS.TS. Đỗ Năng Vịnh chủ trì. Nhóm nghiên cứu đã hợp tác và tiếp thu chuyển giao công nghệ từ CHLB Đức để xây dựng thành công ba quy trình: Quy trình sản xuất hạt phân bón bổ sung vi sinh; Quy trình sản xuất màng/hạt lọc nước; Quy trình sản xuất vải địa kỹ thuật đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu.
GS. Vịnh cho hay: “Đây là những nghiên cứu cơ bản với tiềm năng ứng dụng khả thi nhất hiện nay về công nghệ chế biến sinh khối của hai loại cây trồng mía và lúa, hai loài có quy mô sản xuất lớn nhất và có khối lượng sinh khối phế phụ phẩm lớn nhất, tập trung nhất ở nước ta và trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã xác định tiềm năng sinh khối, dư lượng sinh khối và khả năng chuyển hóa sinh khối thành các vật liệu mới và hướng tới xây dựng nền 20 công nghiệp sinh khối ở nước ta.”
“Ba quy trình đều dựa trên các nghiên cứu cơ bản về các đặc tính hóa lý, thành phần hóa học, cấu trúc của dư lượng sinh khối, từ đó sản xuất ra các sản phẩm mới có giá trị lý luận và thực tiễn, có tính mới về đặc tính, chất lượng sản phẩm và khả năng ứng dụng. Đặc biệt tất cả các sản phẩm đều được sản xuất lần đầu tiên ở nước ta từ các nguồn dư lượng sinh khối hai cây lúa và mía", GS Vịnh nói.
Trong công đoạn đầu, nhóm tiến hành xử lý và phân loại phế phẩm mía và lúa, các sợi dài được tách riêng để sản xuất vải địa sinh học, loại ngắn hơn dùng để chế tạo hạt hữu cơ để làm nguyên liệu phân bón vi sinh và màng/hạt lọc nước.
Rơm rạ và các sợi bã mía dài (lớn hơn 6 mm) được đan dệt thành tấm thảm dệt (vải địa sinh học với khổ rộng 4 m, chiều dài trung bình 50m) giúp che phủ đất, tạo thảm xanh, chống xói mòn, sạt lở, rửa trôi, bảo vệ đất chống sa mạc hóa. Dự án đã tiến hành sản xuất 600 kg tấm vải địa kĩ thuật, mỗi tấm có chiều dài trung bình 50 m, chiều rộng 2,4 m (diện tích chung đạt 1900 m2) để ứng dụng trên đất dốc tỉnh Thanh Hóa. Kết quả thảm giúp hình thành thảm cỏ sinh trưởng tốt, chịu hạn, chống xói mòn tốt hơn hẳn so với đối chứng. Nếu việc sản xuất thảm dệt sinh học được thực hiện thông qua nhập khẩu dây chuyền thiết bị dệt thảm từ các đối tác CHLB Đức.
Quy trình sản xuất phân bón bổ sung vi sinh dễ thực hiện, dựa trên ứng dụng hai loại chế phẩm vi sinh: giúp tăng cường quá trình lên men sinh khối và thúc đẩy quá trình phân giải lân, cố định chất nitơ, kích thích sinh trưởng và bảo vệ thực vật. Sản phẩm hạt hữu cơ vi sinh đã được ứng dụng làm giá thể trồng rau công nghệ cao, trồng mía và ươm giống mía cây mô đạt kết quả tốt, tăng cường các chỉ số sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng. Ứng dụng hạt phân bón hữu cơ vi sinh trong sản xuất dưa vàng Kim Hoàng Hậu cho kết quả ưu việt hơn so với đối chứng về tất cả các chỉ tiêu cấu thành năng suất và chất lượng quả dưa.
Quy trình sản xuất màng/hạt lọc nước đã được xây dựng và có thể áp dụng trên diện Học chủ động Sống tích cực rộng để làm sạch nước, giảm ô nhiễm nguồn nước. Quy trình này hoàn toàn có thể đạt quy mô công nghiệp với việc nhập khẩu hệ thống thiết bị từ các đối tác Đức.
“Việc làm chủ quy trình công nghệ sản xuất các vật liệu mới phục vụ nông nghiệp, hỗ trợ chuyển giao cho doanh nghiệp không chỉ tận thu các giá trị dinh dưỡng và vật liệu từ cây mía và lúa, mà còn nâng cao giá trị kinh tế hai loại cây này, góp phần phát triển nền nông nghiệp tuần hoàn”, GS Vịnh nói.
Theo GS Vịnh, ngoài làm chủ công nghệ, vấn đề dây chuyền thiết bị, công nghệ đồng bộ cũng là yếu tố quyết định để mô hình có thể mở rộng từ thử nghiệm đến sản xuất bán công nghiệp và công nghiệp. Do vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế và tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã trong nước để triển khai nhiều mô hình sản xuất tại các địa phương.

(Tổng hợp thông tin từ các bài trên Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình

Khoa học và Công nghệ Quốc gia)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Ý chính của các đoạn trong bài:

Đoạn 1: Vấn đề lãng phí nguồn phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

Đoạn 2-4: Giới thiệu tổng quan về công trình nghiên cứu.

Đoạn 5-8: Quy trình thực hiện nghiên cứu.

Đoạn 9-10: Ý nghĩa và định hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai.

Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Biến phế phụ phẩm nông nghiệp thành vật liệu hữu cơ có giá trị cao.”

Chọn B

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Cụm từ “sinh khối” tại dòng 2 mang ý nghĩa gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Sinh khối là dạng vật liệu sinh học từ sự sống, hay gần đây là sinh vật sống, đa số là các cây trồng hay vật liệu có nguồn gốc từ thực vật.

Chọn A

Câu 3:

Tại dòng 6, tác giả đề cập tới 480.000 tấn phân bón đạm nhằm mục đích chính là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Minh họa lượng tài nguyên khổng lồ bị lãng phí. → Đúng

B. Minh họa mức độ ô nhiễm do phân đạm gây ra. → Sai, tác giả sử dụng 480.000 tấn phân đạm để minh họa mức độ ô nhiễm do việc đốt rơm rạ gây ra, không phải mức.

C. Minh họa sản lượng lúa gạo khổng lồ được sản xuất hàng năm. → Sai, lượng phân đạm chỉ liên quan gián tiếp đến lượng lúa gạo sản xuất hàng năm thông qua lượng rơm rạ hình thành hàng năm.

D. Minh họa tính cấp thiết của nghiên cứu được nêu. → Sai, đoạn 1 chưa nhắc đến nghiên cứu được nêu.

Chọn A

Câu 4:

Cụm từ “nền nông nghiệp tuần hoàn” được dùng để chỉ

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Nông nghiệp tuần hoàn (Circular agriculture) là quá trình sản xuất nông nghiệp theo một chu trình khép kín mà hầu hết các chất thải được quay trở lại làm nguyên liệu cho sản xuất. Chất thải và phụ phẩm của quá trình sản xuất này là đầu vào của quá trình sản xuất khác. Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát và nhất là giảm tối đa chất thải hoặc không có chất thải ra môi trường. Đây chính là điểm khác biệt lớn của nền kinh tế tuần hoàn tuần hoàn so với nền kinh tế truyền thống (còn gọi là kinh tế tuyến tính - liner economy) khi người sản xuất chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên nhằm tối đa hóa năng suất, sản lượng, vứt bỏ sau tiêu thụ, tạo ra một lượng phế thải lớn, gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên. Mô hình kinh tế tuần hoàn đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Chọn B

Câu 5:

Theo GS Vịnh, vì sao dự án tập trung vào nghiên cứu cây mía và lúa?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 16-17: “...hai loài có quy mô sản xuất lớn nhất và có khối lượng sinh khối phế phụ phẩm lớn nhất...”.

Chọn B

Câu 6:

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân loại phế phẩm mía và lúa nhằm mục đích gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Phế phẩm được phân loại theo đặc tính hóa lí để sản xuất thành phẩm phù hợp với các đặc tính đó.

Chọn A

Câu 7:

Ý nào sau đây KHÔNG phải là một trong những tác dụng của vải địa sinh học?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 30-31: “...giúp che phủ đất, tạo thảm xanh, chống xói mòn, sạt lở, rửa trôi, bảo vệ đất chống sa mạc hóa”.

Chọn D

Câu 8:

Ý chính của đoạn 6 (dòng 29-36) là

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đoạn 6 gồm hai phần chính: Phần 1 giải thích cách chế tạo (dệt) vải địa sinh học: từ dòng 29-31. Phần 2 mô tả cách tiến hành thực nghiệm đánh giá khả năng ứng dụng của vải địa sinh học và kết quả thu được trong dự án: từ dòng 31-36. Do đó phương án chính xác là: “Vải địa sinh học từ phế phẩm lúa, mía: quy trình sản xuất và ứng dụng thực tiễn.”

Chọn C

Câu 9:

Theo đoạn 7 (dòng 37-44), nhóm nghiên cứu đã chứng minh tính ưu việt của sản phẩm phân bón vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp bằng phương pháp nào?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 42-44: nhóm nghiên cứu đã trồng đối chứng dưa vàng để chứng minh độ hiệu quả của phân bón vi sinh = đây là phương pháp chứng minh thông qua phân tích kết quả thực nghiệm.

Chọn D

Câu 10:

Theo đoạn cuối, GS Vịnh cho rằng đâu là nhân tố quan trọng để có thể mở rộng quy mô công trình nghiên cứu?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 52-53: “...vấn đề dây chuyền thiết bị, công nghệ đồng bộ cũng là yếu tố quyết định...”.
Chọn C

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một mảnh đất hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 25 m, chiều rộng AD = 20 m được chia thành hai phần bằng nhau bởi vạch chắn MN (M, N lần lượt là trung điểm BC và AD). Một đội xây dựng làm một con đường đi từ A đến C qua vạch chắn MN, biết khi làm đường trên miền ABMN mỗi giờ làm được 15m và khi làm trong miền CDNM mỗi giờ làm được 30 m. Tính thời gian ngắn nhất mà đội xây dựng làm được con đường đi từ A đến C.

Xem đáp án » 08/12/2023 1,965

Câu 2:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 08/12/2023 837

Câu 3:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 08/12/2023 664

Câu 4:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 08/12/2023 637

Câu 5:

Cho đường tròn có bán kính bằng 4 dm và hai Elip lần lượt nhận đường kính vuông góc nhau của đường tròn làm trục lớn, trục bé của mỗi Elip đều bằng 1 dm. Tính diện tích của phần hình phẳng tô màu như hình vẽ.

Cho đường tròn có bán kính bằng 4 dm và hai Elip lần lượt nhận đường kính vuông góc nhau  (ảnh 1)

Xem đáp án » 12/07/2024 609

Câu 6:

Theo đoạn 4 (dòng 18-22), vai trò của phía Pháp trong nghiên cứu được nêu là gì?

Xem đáp án » 08/12/2023 526

Bình luận


Bình luận