Câu hỏi:

10/12/2023 332

BÀI ĐỌC 3

Do khai thác dó trầm một cách tận diệt mà không có biện pháp bảo tồn nên trầm hương tự nhiên ở Việt Nam ngày càng hiếm và đắt đỏ. Nghiên cứu về công nghệ tạo trầm hương bền vững do GS.TS. Nguyễn Thế Nhã (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam) và cộng sự phát triển được kỳ vọng sẽ chấm dứt thực trạng này.
“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, hình ảnh những người săn trầm phải “ngậm ngải tìm trầm” giữa chốn rừng thiêng nước độc, hóa hổ vì nhiều tháng loanh quanh trong rừng có lẽ chỉ tồn tại trong những câu chuyện cổ tích nhưng nỗi vất vả nhọc nhằn để có được những miếng trầm là có thật.
“Thực chất, trầm hương là phần gỗ chứa nhựa thơm sinh ra từ thân cây dớ” – GS.TS. Nguyễn Thế Nhã cho biết. “Khi cây dó bị thương, cây sẽ hình thành nên những hợp chất để kháng lại sự xâm nhiễm của các vi sinh vật. Dần dần, hợp chất đó biến tính và trở thành trầm”. Cây dó trầm thường có những biểu hiện như: thân cành có u bướu, cây nhiều mắt, cây bị bệnh hoặc bị thương; lá cằn cỗi, màu xanh vàng; cây có vỏ kết cấu lõm, lồi và sần sùi, khô nứt, xuất hiện những chấm màu tím, đỏ nâu.
Những năm trở lại đây, nhờ nắm được quy luật hình thành trầm hương mà nhiều người đã tiến hành cấy trầm trên cây dó. Ở Việt Nam hiện có sáu loài thuộc chi Dó trầm đó là Dó bầu, Dó bà nà, Dó gạch, Dó Vân Nam, Dó trung Quốc và Dó quả nhăn – trong đó Dó bầu là loại phổ biến nhất. “Có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp đơn giản nhất là vật lý cơ giới – họ sử dụng khoan, dùi nung đỏ, hoặc thậm chí là bóc vỏ quét hóa chất lên. Những phương pháp này vừa cho ra trầm kém chất lượng, mà còn gây hại cho cây” – GS Nhã nhận định.
Thêm vào đó, việc khai thác không bền vững quần thể các cây dó trầm trong môi trường sống hoang dã đã dẫn đến sự suy giảm số lượng cá thể tự nhiên, nhiều loài thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Là người luôn đau đáu với số phận của cây dó trầm, GS.TS. Nguyễn Thế Nhã luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Làm thế nào để khai thác trầm hương mà không tận diệt cây?
GS.TS. Nguyễn Thế Nhã nhận ra rằng công nghệ sinh học có thể là hướng khai thác an toàn mà ông đang tìm kiếm. Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu các loại dó trầm trên khắp Việt Nam, mang về nghiên cứu để phân lập các vi sinh vật mà chủ yếu là nấm – giúp cây tiết dầu tạo trầm để tạo ra chế phẩm nấm dạng dung dịch. “Có khoảng gần 100 chủng nấm khác nhau, trong đó chúng tôi chọn ra được khoảng bảy chi có khả năng tạo trầm như chi nấm bào tử lưỡi liềm (Fusarium sp.), chi Nấm bào tử lông roi (Pestalotiopsis sp.), chi Nấm mốc (Mucor sp.)...” – TS. Nguyễn Thành Tuấn (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam), người trực tiếp phân lập nấm, cho biết.
Trong tự nhiên, khi sâu đục vào thân cây, chúng tạo ra vết thương khiến cây bị nhiễm nấm. “Để rút ngắn thời gian, chúng tôi mô phỏng vết đục của sâu bằng cách khoan vào một lỗ nhỏ có đường kính 5mm, sau đó truyền chế phẩm nấm vào lỗ để ‘khởi động’ cơ chế kháng vi sinh vật của cây, từ đó bắt đầu quá trình tạo trầm” – GS Nhã phân tích.
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và Tiên Phước (Quảng Nam) – vốn được biết đến như xứ sở của các loại trầm. Dù kết quả trầm cho ra chất lượng cao, không gây tổn thương quá nhiều đến cây dó như cách đục lỗ truyền thống, cũng như rút ngắn thời gian tạo trầm, tuy nhiên GS Nhã nhận thấy rằng đây vẫn chưa phải là phương án tối ưu. “Tôi muốn giảm thiểu tối đa vết thương trên cây, cũng như có thể rút ngắn thời gian hình thành trầm nhiều hơn nữa” – ông cho biết.
Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về trầm hương, Trung tâm nghiên cứu Jülich, Đức đã hỗ trợ các nhóm dự án sử dụng công nghệ nuôi cấy mô in vitro để tạo ra trầm hương. “Chúng tôi lấy mẫu chồi, cành, lá, hạt của cây dó trầm về xử lý để ra được vật liệu sạch, từ đó kích tạo ra mô sẹo. Điều này không hề ảnh hưởng đến cây trong tự nhiên” – TS. Nguyễn Thành Tuấn mô tả. Sau đó, các nhà khoa học đặt mô sẹo vào môi trường dung dịch, lắc lọ dung dịch để tạo ra thêm mô sẹo, sau đó truyền chế phẩm nấm đã tạo ra từ trước vào dung dịch nuôi cấy mô sẹo – giúp hình thành nên các hợp chất có trong trầm hương.
Quá trình này diễn ra nhanh hơn nhiều so với khi tạo trầm ngoài rừng. “Tối thiểu phải mất hai năm để thu được trầm chất lượng, trong khi công nghệ sinh học này chỉ mất vài tháng hoặc thậm chí là vài tuần để thu được thành phẩm” – GS Nhã cho biết. “Qua phân tích, loại trầm nhân tạo trong phòng thí nghiệm có đầy đủ những hợp chất cơ bản để tạo hương thơm như trầm ngoài tự nhiên”.
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ tạo trầm ngoài tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. “Cùng một loài dó bầu, nhưng ở mỗi vùng miền khác nhau thì vi sinh vật tạo thành và chất lượng trầm sẽ khác nhau. Ảnh hưởng của khí hậu tới quá trình hình thành trầm hương được đánh giá thông qua ảnh hưởng của các thông số đại diện là nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến khả năng hút chế phẩm sinh học, quá trình gỗ biến đổi màu để hình thành trầm hương”. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đang tiến hành lấy mẫu phân lập các loài nấm ở dó trầm tại khắp các tỉnh thành để tạo ra được các chế phẩm phù hợp với mỗi loài cây.

(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Để không còn phải “ngậm ngải tìm trầm”,

Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 03/12/2020)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Ý chính của các đoạn trong bài:

Đoạn 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu chế tạo trầm hương bằng công nghệ sinh học.

Đoạn 2-5: Thực trạng khai thác trầm hương tại Việt Nam hiện nay.

Đoạn 6-8: Quá trình chế tạo chế phẩm dung dịch nấm để sản xuất trầm hương.

Đoạn 9-10: Sử dụng kĩ thuật nuôi cấy mô in vitro để chế tạo trầm hương.

Đoạn 11: Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Sử dụng công nghệ sinh học để sản xuất trầm hương nhân tạo.”

Chọn A

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Tại dòng số 5-6, tác giả nhắc sử dụng cụm từ “ngậm ngải tìm trầm” nhằm mục đích gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Từ “ngải” trong ngậm ngải tìm trầm” chính là từ ngải trong bùa ngải. Cụm “ngậm ngải tìm trầm” thể hiện một tập quán của những người đi săn trầm: trước khi đi rừng (thường kéo dài vài tuần đến vài tháng) họ thường đến nhà những thầy mo trong làng để xin bùa hộ mệnh, hoặc “ngải” – có dạng như một viên thuốc. Họ tin rằng đeo bùa/ngậm ngải sẽ giúp xua đuổi thú dữ, phòng tránh được bệnh tật. Cụm “ngậm ngải tìm trầm” thể hiện sự khó khăn, nguy hiểm của phu tìm trầm phải đối mặt trong những chuyến đi rừng.

Chọn B

Câu 3:

Theo đoạn trích, ý nào sau đây là dấu hiệu nhận biết một cây dó có trầm?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 12-14: “Cây dó trầm thường có những biểu hiện như: thân cành có u bướu, cây nhiều mắt, cây bị bệnh hoặc bị thương; lá cằn cỗi, màu xanh vàng; cây có vỏ kết cấu lõm, lồi và sần sùi, khô nứt, xuất hiện những chấm màu tím, đỏ nâu.”

Chọn C

Câu 4:

Trong các loài dó, loài nào phổ biến nhất ở Việt Nam?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 16-17: “Dó bầu là loại phổ biến nhất”.
Chọn A

Câu 5:

Theo đoạn trích, mục đích nghiên cứu chính của GS.TS Nguyễn Thế Nhã là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Mục đích nghiên cứu của TS. Nguyễn Thế Nhã được thể hiện qua thông tin tại dòng 24-26: “GS.TS. Nguyễn Thế Nhã luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Làm thế nào để khai thác trầm hương mà không tận diệt cây?”

Chọn A

Câu 6:

Nhóm nghiên cứu tiến hành phân lập các vi sinh vật (chủ yếu là nấm) trên cây dó nhằm mục đích gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 35-38: Trong tự nhiên, khi sâu đục vào thân cây, chúng tạo ra vết thương khiến cây bị nhiễm nấm. “Để rút ngắn thời gian, chúng tôi mô phỏng vết đục của sâu bằng cách khoan vào một lỗ nhỏ có đường kính 5mm, sau đó truyền chế phẩm nấm vào lỗ để ‘khởi động’ cơ chế kháng vi sinh vật của cây, từ đó bắt đầu quá trình tạo trầm” → Trầm được tạo ra khi cây dó mắc bệnh nấm → Cách thức tạo ra trầm là gây bệnh nấm trên một vùng chọn lọc của cây.

Chọn D

Câu 7:

Theo đoạn 8 (dòng 39-44), GS.TS. Nguyễn Thế Nhã đánh giá như thế nào về phương pháp mô phỏng vết sâu đục thân và sử dụng dung dịch nấm để tạo trầm?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại 39-44: phương pháp sử dụng dung dịch nấm đã tạo ra được trầm chất lượng cao, thời gian ngắn nhưng GS Nhã chưa hoàn toàn hài lòng vì cây vẫn còn bị tổn thương.

Chọn C

Câu 8:

Ưu điểm chính của phương pháp nuôi cấy mô để tạo trầm hương là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông tin tại dòng 48: “Điều này không hề ảnh hưởng đến cây trong tự nhiên”.
Chọn B

Câu 9:

Ý chính của đoạn 9 (dòng 45-51) là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đoạn 9 mô tả các bước thực hiện nuôi cấy mô: Lấy mẫu mô, tách mô, nuôi cấy mô và kích thích sinh trưởng trong môi trường dung dịch có chứa nấm để tạo ra trầm → Đoạn 9 mô tả quá trình sinh trầm bằng nuôi cấy mô.

Chọn B

Câu 10:

Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trầm?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Màu sắc gỗ là một trong các đặc điểm của trầm hương, không phải là một yếu tố tác động đến chất lượng.

Chọn D

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 10/12/2023 337

Câu 2:

Trong hợp tác với Honeco, Viện VIFI đóng vai trò gì?

Xem đáp án » 10/12/2023 328

Câu 3:

Diễn đạt nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 10/12/2023 276

Câu 4:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án » 10/12/2023 252

Câu 5:

Cho hình chóp SABCD có đáy là hình chữ nhật, AB = 2a, AD = a; tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Góc α tạo bởi hai mặt phẳng (SCD) và (ABCD) có số đo bằng

Xem đáp án » 10/12/2023 119

Câu 6:

Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng 4. Tính diện tích xung quanh của hình trụ có đường tròn đáy là đường tròn nội tiếp tam giác BCD và có chiều cao bằng chiều cao của tứ diện đều ABCD.

Xem đáp án » 10/12/2023 84

Bình luận


Bình luận