Câu hỏi:
12/07/2024 209- Nêu rõ vấn đề xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản, nổi bật về vấn đề đó.
- Làm sáng tỏ các biểu hiện hay phạm vi ảnh hưởng của vấn đề đối với đời sống xã hội hoặc cung cấp thông tin theo trình tự khác phù hợp với vấn đề được thuyết minh.
- Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng vấn đề thuyết minh.
- Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Văn bản: Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát
1. Giới thiệu thông tin khái quát về biển đảo Việt Nam.
Việt Nam có khoảng 3000 hòn đảo, trong số đó nhiều nơi đã là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt.
Từ các miền đất nước trải dài từ ven biển đến khơi xa, hòn đảo chứa những cảnh quan du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn cho du lịch biển Việt Nam.
2. Nêu đặc điểm những hòn đảo ở vùng biển phía Bắc.
Những hòn đảo ở miền Bắc của nước ta có đặc điểm địa chất độc đáo và có diện tích tương đối lớn.
3. Xen yếu tố miêu tả và biểu cảm (kết hợp với việc trích dẫn thơ).
- Yếu tố miêu tả: đảo Vĩnh Thực, vịnh Hạ Long và các đảo nổi tiếng khác ở miền Trung.
- Yếu tố biểu cảm: sử dụng hình ảnh thơ của nhà thơ Chế Lan Viên.
4. Khái quát đặc điểm vùng đảo miền Trung.
- Vị trí: nằm ở đầu sóng ngọn gió.
- Nằm ở duyên hải Trung Bộ
- Miền Trung là vùng biển vô cùng quan trọng khi trải dài trên nhiều vĩ độ, hướng thẳng ra biển Đông, với những hòn đảo trấn giữ vị trí tiền tiêu như: Cồn Cỏ, Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cù Lao Xanh, Phú Quý,... Đồng thời, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nối dài phạm vi chinh phục thiên nhiên của người Việt ở vùng biển khơi, nơi đã ghi dấu sự cư trú và khai thác sản vật của các thế hệ từ nhiều thế kỉ trước.
5. Điểm xuyết yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Yếu tố miêu tả:
+ Các hòn đảo ở ven biển miền Trung: hấp dẫn, đa dạng, là những hòn đảo lưu dấu các chuyến hải trình trong nhiều thế kỉ, những cuộc trục vớt từ các con tàu đắm trong quá khứ.
+ Các hòn đảo ở Nam Trung Bộ: đa dạng về giá trị khai thác, miêu tả vịnh Vân Phong, đảo Điệp Sơn và các đảo, hòn, vịnh khác...
- Yếu tố biểu cảm: sử dụng các từ ngữ bộc lộ sắc thái, cảm xúc.
6. Nhận diện nét riêng của các đảo vùng duyên hải Nam Bộ.
Nằm ở duyên hải Nam Bộ không có nhiều đảo gần bờ.
- Sớm có mặt trong các văn bản của người phương Tây
- Tiêu biểu đó là Côn Đảo.
7. Lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Yếu tố miêu tả:
+ Đảo Hòn Khoai và các đảo khác
+ Tiêu biểu là Phú Quốc
- Yếu tố biểu cảm: sử dụng các từ mang sắc thái biểu cảm.
8. Khẳng định giá trị của biển đảo Việt Nam.
Mỗi hòn đảo mang một cá tính riêng biệt, lưu giữ những hoạt động văn hóa, ẩm thực và lối sống hấp dẫn du khách.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thuyết minh về hiện tượng thủy triều đỏ
a. Mở bài
- Giới thiệu về thủy triều đỏ.
- Dẫn dắt vào vấn đề thuyết minh: hiện tượng thủy triều đỏ.
b. Thân bài
- Giới thiệu thông tin về thủy triều đỏ: Hiện tượng tảo nở hoa (có tài liệu còn gọi là hiện tượng nở hoa của nước) gây ra bởi các loài vi tảo và vi khuẩn lam sống trong nước biển hoặc nước ngọt khi chúng phát triển rất nhanh, bùng phát quá mức về mật độ tế bào hoặc sinh khối. Hiện tượng tảo nở hoa xảy ra cả ở biển và nước ngọt, khi xảy ra ở biển thì gọi là thủy triều đỏ. Tảo nở hoa có thể sống ở bề mặt nước hoặc ở tầng đáy.
- Giới thiệu nguyên nhân tạo ra thủy triều đỏ:
+ Do các loài tảo có độc tố và các loài không có độc tố.
+ Các độc tố ảnh hưởng tới con người và các sinh vật sống khác.
- Hiện tượng thủy triều đỏ ở các nước trên thế giới: xảy ra ở nhiều nước: Hoa Kỳ, Brasil, Úc, Philippines, Trung Quốc, Anh, Malaysia…và gây ra nhiều thiệt hại.
c. Kết bài
- Khái quát về hiện tượng thủy triều đỏ.
- Gợi mở những suy nghĩ cá nhân.
3. Viết
- Triển khai dàn ý thành các đoạn văn, sắp xếp các đoạn theo trình tự hợp lí.
- Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận phù hợp.
- Chú ý sử dụng kết hợp bảng biểu, tranh ảnh,... phù hợp.
- Sử dụng ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc, sáng rõ.
Câu 2:
Tác giả đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để chuyển tải các thông tin đến người đọc? Nêu tác dụng của yếu tố đó trong văn bản.
Câu 3:
Văn bản đã đề cập đến sự vật, hiện tượng gì? Những thông tin cơ bản nào được trình bày trong văn bản?
Câu 4:
Xác định hệ thống ý của văn bản. Tác giả đã cung cấp thông tin theo trình tự như thế nào?
về câu hỏi!