Câu hỏi:
28/02/2024 102Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tần số kiểu gen đồng hợp lặn bằng tần số kiểu gen đồng hợp trội. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không xuất hiện alen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu gen dị hợp mà không chống lại kiểu gen đồng hợp thì cấu trúc di truyền sẽ không bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị suy giảm.
IV. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp:
Các nhân tố tiến hóa:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.
Cách giải:
(1) đúng, nếu không có đột biến thì sẽ không tạo alen mới. Không có di – nhập gen thì không có sự mang alen từ quần thể khác tới.
(2) đúng, giả sử ở quần thể này, tần số A = a = 0,5 cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi cấu trúc di truyền.
(3) sai, vì nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể vẫn có thể bị thay đổi do đột biến, chọn lọc tự nhiên. Trong đó đột biến có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể, chọn lọc tự nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
(4) đúng.
Chọn A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một NST có trình tự các gen là ABCDE*GHIK bị đột biến, NST sau đột biến có trình tự gen ABE*GHIK. NST trên đã bị đột biến cấu trúc dạng
Câu 4:
Thao tác nào sau đây không thuộc các khâu của kĩ thuật chuyển gen?
Câu 6:
Mối quan hệ nửa kí sinh - vật chủ thuộc về cặp sinh vật nào dưới đây?
Câu 7:
Sơ đồ dưới đây mô tả một lưới thức ăn bao gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Trong đó A, B, C, D là tên các loài sinh vật có trong quần xã. Loài sinh vật nào phù hợp nhất cho sinh vật phân giải?
về câu hỏi!