Câu hỏi:

05/03/2024 25

Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, gen nằm trên NST thường. Thế hệ xuất phát (P) có 20% số cây hoa trắng. Ở F3, số cây hoa trắng chiếm 25%. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Tần số kiểu gen ở thế hệ P là 24/35 AA : 4/35 Aa : 7/35 aa.

    II. Tần số alen A ở thế hệ P là 9/35.

    III. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 27 cây hoa đỏ : 8 cây hoa trắng.

    IV. Hiệu số giữa tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp tử với tỉ lệ cây hoa trắng giảm dần qua các thế hệ.

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức đã học về quy luật di truyền quần thể để giải bài tập.

Cách giải:

Gọi tần số kiểu gen AA và Aa ở thế hệ xuất phát lần lượt là: x và y (x, y > 0 và x + y = 0,8)

P: x AA : y Aa : 0,2 aa

Sau 3 thế hệ tự thụ, F3: aa = 25% mà cơ thể aa được tạo ra từ cơ thể có kiểu gen Aa và aa tự thụ

→ Tỉ lệ kiểu gen aa ở F3 = 0,2 + y . (1 - ⅛) : 2

→ y = 4/35; x = 24/35 → I đúng

P: 24/35 AA: 4/35 Aa: 7/35 aa → Tần số alen A = 26/35 → II sai.

Tỉ lệ cơ thể hoa trắng ở F1 là: aa = 7/35 + 4/35 x ¼ = 8/35 → III đúng

Hiệu số giữa cây AA và cây aa luôn không đổi, vì sau mỗi thế hệ, tỉ lệ kiểu gen AA và aa đều tăng lên một phần bằng nhau → IV sai.

Chọn C.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hình dưới đây thể hiện một nhóm gồm 7 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb đang ở kì giữa và kì cuối giảm phân I theo 3 trường hợp; trong đó có 4 tế bào diễn ra theo trường hợp 1; 1 tế bào diễn ra theo trường hợp 2; 2 tế bào diễn ra theo trường hợp 3; các giai đoạn còn lại của giảm phân diễn ra bình thường.

Hình dưới đây thể hiện một nhóm gồm 7 tế bào sinh (ảnh 1)

Trong số các giao tử tạo ra khi kết thúc giảm phân, loại giao tử dạng (n – 1) chiếm tỉ lệ bằng

Xem đáp án » 05/03/2024 142

Câu 2:

Ở loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 14, một cơ thể có số NST trong nhân tế bào sinh dưỡng bằng 15. Cơ thể này là thể đột biến dạng

Xem đáp án » 05/03/2024 74

Câu 3:

Trong quá trình tiến hóa của sự sống, prôtêin được hình thành từ chất vô cơ ở giai đoạn

Xem đáp án » 05/03/2024 68

Câu 4:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 05/03/2024 68

Câu 5:

Một nhóm các nhà khoa học thực hiện lại thí nghiệm của Meselson và Stahl (1958) để nghiên cứu mô hình nhân đôi của ADN. Họ đã nuôi vi khuẩn E. coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (N15), sau đó chuyển sang môi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (N14), tách ADN sau mỗi thế hệ và li tâm. Kết quả thu được các băng ADN có trọng lượng và tỉ lệ khác nhau như hình sau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Một nhóm các nhà khoa học thực hiện lại thí nghiệm (ảnh 1)

    I. Ở thế hệ thứ tư, người ta thu được kết quả thí nghiệm băng B và băng C lần lượt là 12,5% và 87,5%.

    II. Thí nghiệm trên chứng minh được quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bán bảo toàn.

    III. Tiếp tục thí nghiệm, đến thế hệ thứ 6 băng B hoàn toàn biến mất.

    IV. Ở thế hệ thứ 5, người ta chuyển sang môi trường N15 thì sau phải sau 2 thế hệ tiếp theo băng A mới xuất hiện trở lại.

Xem đáp án » 05/03/2024 60

Câu 6:

Một NST có trình tự các gen là ABCDE*GHIK bị đột biến, NST sau đột biến có trình tự gen ABE*GHIK. NST trên đã bị đột biến cấu trúc dạng

Xem đáp án » 05/03/2024 57

Câu 7:

Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là

Xem đáp án » 05/03/2024 53

Bình luận


Bình luận