Câu hỏi:

05/03/2024 674

Ở một nòi gà, mỗi gen quy định 1 tính trạng, hai cặp gen quy định 2 tính trạng sau đây đều nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Cho 1 gà trống giao phối với 1 gà mái thu được đời con có 70% gà lông vằn, mọc lông sớm; 20% gà lông không vằn, mọc lông muộn; 5% gà lông vằn, mọc lông muộn; 5% gà lông không vằn, mọc lông sớm. Có bao nhiêu kết luận sau đây sai?

    I. Gà mái mẹ mang 2 tính trạng trội.

    II. Tất cả gà con ở trên có 8 loại kiểu gen khác nhau.

    III. Tần số hoán vị gen của gà trống bố là 10%.

    IV. Tỉ lệ gà con mang 2 gen lặn trong kiểu gen chiếm 40%.

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lông vằn/ lông không vằn = (70% + 5%) : (20% + 5%) → Lông vằn là trội hoàn toàn so với lông không vằn → P: Aa × Aa.

Lông mọc sớm/ lông mọc muộn = (70% + 5%) : (20% + 5%) → Lông mọc sớm là trội hoàn toàn so với lông mọc muộn → P: Bb × Bb.

Vậy P có thành phần kiểu gen là: (XX AaBb) × (XY AB).

→ Gà lông vằn, mọc lông muộn ở đời con có kiểu gen XAbY = 0,05 → Tỉ lệ giao tử XAb được tạo ra từ gà trống P là: 0,1 < 0,25 → Đây là giao tử hoán vị.

Vậy P có kiểu gen là: XABXab (f = 20%) × XABY.

Xét sự đúng – sai của từng phát biểu:

I. Đúng. Gà mái mẹ mang 2 tính trạng trội (XABY).

II. Đúng. P: XABXab (f = 20%) × XABY → Số loại kiểu gen ở đời con là: 4 × 2 = 8.

III. Sai. Tần số hoán vị gen của gà trống bố là 20%.

IV. Đúng. Tỉ lệ gà con mang 2 gen lặn trong kiểu gen:

XabY + XABXab = 0,4 × ½ + 0,4 × ½ = 0,4.

Chọn C

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hai quần thể rắn nước thuộc cùng một loài có số lượng cá thể rất lớn. Quần thể I sống trong môi trường đất ngập nước có số cá thể gấp 3 lần số cá thể của quần thể II sống trong hồ nước. Biết rằng, gen quy định tính trạng màu sắc vảy có 2 alen: A quy định có sọc trên thân là trội hoàn toàn so với alen a quy định không sọc; quần thể I có tần số alen A là 0,8; quần thể II có tần số alen a là 0,3. Người ta đào một con mương lớn nối liền khu đất ngập nước với hồ nước nên các cá thể của hai quần thể di chuyển dễ dàng qua lại và giao phối ngẫu nhiên tạo thành một quần thể mới. Biết quần thể mới không chịu tác động của bất kì nhân tố tiến hóa nào. Tần số các alen A sau một thế hệ là

Xem đáp án » 05/03/2024 932

Câu 2:

Biểu đồ bên thể hiện ổ sinh thái nhiệt độ và độ ẩm của các loài A, B, C, D. Có bao nhiêu khẳng định sau đây là đúng?

Biểu đồ bên thể hiện ổ sinh thái nhiệt độ và độ ẩm của (ảnh 1)

I. Giới hạn sinh thái về độ ẩm của loài A hẹp hơn loài C.

    II. Các loài có giới hạn sinh thái hẹp nhiệt đến rộng nhiệt lần lượt theo thứ tự là A → D → B → C.

    III. Loài B có thể là loài chịu hạn, phân bố ở rừng lá kim phương bắc.

    IV. Có thể loài A là thực vật C4 và phân bố ở rừng mưa nhiệt đới.

Xem đáp án » 05/03/2024 832

Câu 3:

Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của hai bệnh ở người, mỗi bệnh do 1 trong 2 alen của 1 gen trội hoàn toàn quy định. Kẻ dọc quy định bệnh A, kẻ ngang quy định bệnh B. Biết rằng người II1 không mang 2 alen gây bệnh A và B, người III2 bị cả 2 bệnh A và B.

Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của hai bệnh ở (ảnh 1)

I. Cả hai bệnh đều do alen lặn quy định.

    II. Có 8 người biết được kiểu gen cả 2 tính trạng.

    III. Kiểu hình người III2 là do trao đổi chéo NST xảy ra ở II2.

    IV. Hai người I2 và III1 có thể có kiểu gen giống nhau.

Xem đáp án » 05/03/2024 819

Câu 4:

Vùng mã hóa của một gen ở vi khuẩn E. coli có trình tự nuclêôtit trên một mạch như sau:

Vùng mã hóa của một gen ở vi khuẩn E. coli có trình tự (ảnh 1)

Người ta tìm thấy 4 đột biến khác nhau xảy ra ở vùng mã hóa của gen này, cụ thể:

Đột biến 1: Nuclêôtit X tại vị trí 13 bị thay thế bởi T.

Đột biến 2: Nuclêôtit A tại vị trí 16 bị thay thế bởi T.

Đột biến 3: Nuclêôtit T tại vị trí 31 bị thay thế bởi A.

Đột biến 4: Thêm 1 nuclêôtit loại T giữa vị trí 36 và 37.

Giả sử axit amin mở đầu không bị cắt khỏi chuỗi pôlipeptit. Khi nói về những đột biến gen ở trên, có bao nhiêu phân tích dưới đây đúng?

    I. Đột biến 1 làm chuỗi pôlipeptit sau đột biến có 4 axit amin.

    II. Đột biến 3 không làm thay đổi số lượng axit amin của chuỗi pôlipeptit.

    III. Có một đột biến làm thay đổi một axit amin của chuỗi pôlipeptit.

    IV. Có hai đột biến đều làm chuỗi pôlipeptit được tổng hợp bị ngắn lại.

Xem đáp án » 05/03/2024 782

Câu 5:

Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen: A, a; B, b phân li độc lập cùng quy định: A-B- cho hoa đỏ, A-bb cho hoa vàng, aaB- cho hoa tím, aabb cho hoa trắng; hình dạng quả, alen D: quả tròn > alen d: quả dài. Thế hệ P: Cây hoa đỏ, quả tròn tự thụ phấn, thu được F1 có 8 loại kiểu hình, trong đó có 2,25% hoa vàng, quả dài và 4% hoa trắng, quả dài. Biết rằng tần số hoán vị gen của tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn P bằng nhau. Cho tất cả các cây hoa vàng, quả dài F1 thụ phấn cho các cây hoa tím, quả dài trong loài, thu được F2 có 8/45 hoa trắng, quả dài. Theo lí thuyết, số phép lai tối đa phù hợp và tỉ lệ hoa đỏ, quả dài sinh ra ở F2 lần lượt là

Xem đáp án » 05/03/2024 703

Câu 6:

Ở châu chấu, màu sắc thân do một gen quy định, thân màu hồng được hình thành bởi một đột biến lặn. Kiểu dại (wild-type) có màu xanh lá cây. Gen này nằm trên NST X. Theo lí thuyết, kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào khi lai giữa con cái thân màu hồng với con đực kiểu dại?

Xem đáp án » 05/03/2024 692

Bình luận


Bình luận