Câu hỏi:
19/03/2024 412Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học.
G:
– Gương sáng học đường
– Kể chuyện gương hiếu học
– Truyện kể về gương hiếu học
– Đác-uyn và các nhà khoa học khác
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu chuyện: Nữ khoa học trẻ năng động Nguyễn Kim Anh
Tiến sỹ Nguyễn Kim Anh (sinh ngày 2/5/1984), làm việc tại Viện Địa lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là một trong những nhà nữ khoa học trẻ có nhiều nghiên cứu nổi bật trong quản lý môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng do thiên tai để tiến tới phát triển bền vững. Đặc biệt, cô tích cực hoạt động kết nối giữa các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm cùng nhau trao đổi kiến thức, hợp tác trên nhiều phương diện. Chị hiện là Chủ tịch của Hội Chuyên gia Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc), hội phi lợi nhuận đầu tiên dành cho các chuyên gia Việt Nam tại Đài Loan.
Các nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Kim Anh hướng đến đánh giá độ tổn thương môi trường sinh thái, hiện tượng đô thị đảo nhiệt liên quan đến thay đổi sử dụng đất, chuyển đổi lớp phủ bị tổn thương do bão. Ngoài ra, chị còn nghiên cứu các đánh giá không gian xanh đô thị nhằm cung cấp thông tin chiến lược về nền sinh thái và môi trường để đề xuất các biện pháp chính sách phù hợp nhằm cải thiện và phục hồi môi trường; nâng cao hiểu biết về các thảm họa thiên nhiên để hỗ trợ giảm thiểu, thích ứng và quản lý để ứng phó với các rủi ro và tối ưu hóa việc quản lý không gian xanh đô thị để tạo ra môi trường sống tốt hơn và chất lượng cao hơn cho con người.
Tiến sỹ Nguyễn Kim Anh cũng đã nhận 12 giải thưởng khoa học quốc tế và các suất tài trợ dành cho nhà khoa học trẻ từ các tổ chức quốc tế: Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, Hội Địa vật lý Mỹ (AGU), Hội Địa tin học và Viễn thám quốc tế (IEEE GRSS), APEC, Hội Địa vật lý châu Âu (EGU), Hiệp hội Khoa học Địa chất châu Á, châu Đại Dương (AOGS)... Cô cũng được chọn là gương mặt làm Đại sứ truyền thông cho tổ chức Địa tin học và Viễn thám quốc tế (IEEE-GRSS).
Trong 5 năm gần đây, Tiến sỹ Nguyễn Kim Anh là tác giả của ba cuốn sách, 13 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI (danh sách khoảng 10.000 tạp chí khoa học có chất lượng cao trên thế giới), 10 bài báo về kỹ thuật điện và điện tử, hơn 50 bài thuyết trình hội nghị quốc tế... Tính riêng trong năm 2022, chị đã công bố 3 bài báo thuộc danh mục ISI, tham gia trình bày 5 báo cáo tại các hội nghị chuyên ngành quốc tế và nhận được Bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam vì đã lập thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.
Là nhà nữ khoa học trẻ, năng động, trong thời gian công tác tại Đài Loan vào năm 2021, Kim Anh đã cùng với các nhà khoa học Việt Nam thành lập Hội Chuyên gia Việt Nam tại Đài Loan. Với các thành viên là đội ngũ đông đảo tri thức, chuyên gia có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ từ nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, Hội hướng đến tạo lập một môi trường năng động và độc đáo, cung cấp cho các thành viên sự kết nối, hợp tác và phát triển. Hội đặt mục tiêu thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Đài Loan và Việt Nam trên nhiều phương diện như khoa học, công nghệ, giáo dục, kinh tế, xã hội, văn hóa và dịch vụ; xây dựng mạng lưới và cơ sở dữ liệu giữa các Chuyên gia Việt Nam đang làm việc và học tập tại Đài Loan và kết nối họ với các đối tác Đài Loan, kết nối giữa mạng lưới tri thức Việt Nam tại Đài Loan với giới trí thức trong nước và thế giới...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm nghĩa cho các từ dưới đây:
vô biên |
vô số |
vô giá |
vô hình |
vô lí |
a. không hợp lẽ phải
b. nhiều tới mức không đếm được
c. không có hình dáng cụ thể
d. không thể đánh giá được, rất quý
e. không có giới hạn
Câu 2:
Chuẩn bị.
– Đọc kĩ câu chuyện em đã chọn để nhận rõ tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.
– Tóm tắt câu chuyện để nhớ nội dung chính.
– Lựa chọn chi tiết gây ấn tượng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Câu 3:
Từ những câu chuyện ấu thơ
Tôi nghĩ trẻ em trên khắp thế giới đều thích nghe chuyện giống tôi. Ba tôi đi làm xa nên những câu chuyện đầu tiên tôi nghe được là từ bà tôi và chú tôi. Bà kể tôi nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hài bảy dặm,... Chú tôi lại thích kể chuyện Tôn Ngộ Không và một số truyện trong Nghìn lẻ một đêm.
Bà và chú tôi kể mãi cũng hết chuyện. Từ khi nghe chú tôi mách những câu chuyện đó và vô số những câu chuyện tương tự được viết trong các cuốn sách, tôi cố gắng học chữ để tự mình khám phá thế giới kì diệu kia.
Bảy tuổi, tôi mê mẩn với những cuốn sách ba tôi mua về. Tám, chín tuổi, tôi đã mày mò đọc hết rương truyện Trung Hoa của ông thợ hớt tóc trong làng. Rồi tôi tìm đến Không gia đình, Những người khốn khổ,…
Tôi khóc cười qua những trang sách, ngạc nhiên thấy mình trải qua những cảm xúc mà trên thực tế, tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời. Sách đã bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm một đứa bé và đặc biệt mở rộng đến vô biên bờ cõi của trí tưởng tượng.
Rồi tới lượt mấy đứa em nhỏ của tôi lại tranh nhau nằm gần tôi vào mỗi buổi tối, nhao nhao: Anh Hai kể chuyện đi, anh Hai!.
Tôi vẫn luôn biết ơn cả nhà đã tạo cho tôi thói quen đọc sách một cách tự nhiên như vậy. Nhờ thói quen ấy, nhu cầu đọc sách đã nảy mầm và trở thành một khát khao trong tôi, như cỏ cây khát ánh sáng và khí trời.
(Nguyễn Nhật Ánh)
Câu 4:
Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.
G: Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:
– Kể tóm tắt câu chuyện và giới thiệu về nhân vật khiến em cảm phục.
– Nếu điều thú vị về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của nhà khoa học được nêu trong câu chuyện.
– Những thông tin bổ ích hoặc những điều em muốn học tập sau khi đọc câu chuyện.
Câu 5:
Theo em, việc các em của bạn nhỏ rất háo hức được nghe anh kể chuyện thể hiện điều gì?
về câu hỏi!