Câu hỏi:
19/03/2024 83Đọc một câu chuyện hoặc bài thơ trong các chủ điểm đã học và trả lời câu hỏi.
a. Bài đọc thuộc chủ điểm nào? Tác giả là ai?
b. Nội dung chính của bài đọc là gì?
c. Điều gì trong bài đọc gây ấn tượng đối với em?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Em đọc câu chuyện Một ngôi chùa độc đáo:
a. Bài đọc thuộc chủ điểm Nghệ thuật muôn màu. Tác giả Hiền Vũ.
b. Nội dung chính của bài đọc là: Ngôi chùa độc đáo với cách thiết kế, những chi tiết ẩn hiện mang tính cổ kính, lưu giữ văn hoá – trở thành biểu tượng quốc hoa Liên Hoa Đài Việt Nam.
c. Điều trong bài đọc gây ấn tượng đối với em là: Năm 2012, chùa được Tổ chức Kỉ lục châu Á xác nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Chú mèo con nói nhiều
Mèo con mắc bệnh nói nhiều. Mẹ chú khuyên:
– Con đừng ồn ào như vậy. Phải nói ít thì mới bắt được chuột.
Con sẽ bắt chuột cho mẹ xem. – Mèo con đáp.
Mèo con đặt một mẩu bánh trước cửa hang chuột, rồi nấp bên cạnh đợi chuột ra. Thấy bác ngỗng đi qua, nó liền liến thoắng:
– Bác ngỗng ơi, cháu đang bắt chuột đây.
Thấy cô vịt xuất hiện, mèo con lại đon đả:
– Cháu chào cô. Cháu đang rình chuột.
Thấy anh gà trống đi lại trong sân, mèo con gọi ầm ĩ:
– Anh nhìn xem! Em đang bắt chuột nè!
Đàn chuột trong hang nghe rõ mồn một. Chúng cười khúc khích. Chuột đầu đàn nói: “Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa. Hãy nghỉ ngơi, hát múa cả ngày”.
Và thế là mèo con rình suốt một ngày trời cũng chẳng có kết quả gì.
(Theo Truyện kể cho bé hằng đêm)
a. Tìm từ ngữ dùng để xưng hô của mèo con.
b. Tìm từ dùng để xưng hô trong câu dưới đây và cho biết từ đó chỉ ai?
Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa.
Câu 2:
Dấu gạch ngang trong câu dưới đây được dùng để làm gì? Chọn đáp án đúng.
Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ – “thực đơn" yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông.
A. Dùng để đánh dấu lời đối thoại.
B. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
C. Dùng để đánh dấu các ý liệt kê.
D. Dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.
Câu 3:
Có thể dùng từ ngữ nào để thay thế cho từ nhà trong câu dưới đây?
Nhờ có những kĩ năng đặc biệt trong việc tìm đường như vậy, các loài chim dù di cư rất xa vẫn quay trở về đúng “nhà” của mình.
Câu 4:
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Tìm các điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích dưới đây:
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
(Xuân Diệu)
b. Việc sử dụng các điệp từ, điệp ngữ trên có tác dụng gì?
G:
Câu 5:
Câu 7:
Tìm kết từ phù hợp với mỗi bông hoa.
Và từ sau hôm đó, Hương bắt đầu viết thư cô Thu. Một việc thật là mới mẻ thích thú. Hương không còn thấy buồn chán sợ hãi mỗi khi bố mẹ đi vắng. Mọi khi thì Hương nói chuyện con mèo. nói mãi cũng chán! nó chẳng biết nói chuyện lại Hương mà chỉ biết meo meo thôi. Bây giờ thì Hương đã có người để mà trò chuyện rồi.
(Theo Xuân Quỳnh)
về câu hỏi!