Câu hỏi:
19/03/2024 317Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc hoặc bộ phim hoạt hình em đã xem.
Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Cuốn sách truyện Kim Đồng của Nhà xuất bản trẻ viết về người anh hùng - chú chim liên lạc nhỏ anh hùng, bất khuất của cách mạng Việt Nam là một cuốn sách để lại nhiều ấn tượng trong tâm trí em. Mở đầu cuốn truyện, anh Kim Đồng hiện ra trong suy nghĩ của em với dáng người gầy, nhanh nhẹn, hoạt bát. Anh thường dẫn cán bộ di chuyển trong rừng, đến căn cứ địa, về các xóm làng. Kim Đồng không mấy khi ngại khó với nhiệm vụ quan trọng này, thậm chí anh còn là người chủ động phát hiện ra địch trước, tìm cách để đánh lạc hướng địch nhìn ra cán bộ của mình. Ở Kim Đồng luôn có sự liều lĩnh, gan dạ ngay cả trong hành động và suy nghĩ. Một lần, anh thấy địch phục kích trong lùm cỏ, chờ bắt người đi trên đường về xóm – anh liền nghĩ cách chạy lao lên, băng qua suối rồi vào ngay rừng – làm vậy, địch sẽ bắn theo hoặc kêu lên, giúp cán bộ ta nghe thấy và lui đi trốn. Quả nhiên, khi thấy bóng người Kim Đồng, địch đuổi ráo riết và xả đạn về anh – một con người liều lĩnh và quyết đoán. Nhưng thật không may, anh bị đạn bắn trúng, hi sinh tại chỗ, gần bên bờ suối Lê-nin – lúc đó là buổi sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943. Anh Kim Đồng là một tấm gương sáng chói cho đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh noi theo – tình yêu cách mạng và quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, cho cán bộ bình an làm nhiệm vụ. Bản thân em là một người đội viên, luôn luôn tự hào và hạnh phúc khi nhắc đến tên anh Kim Đồng. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện trở thành người đội viên ưu tú, chăm ngoan và dũng cảm, không ngại vượt khó khăn.
Đề 2:
Trong các bài thơ em đã đọc, em thích nhất là bài thơ “Ngưỡng cửa” của nhà thơ Vũ Quần Phương. Đây là một bài thơ rất hay và ý nghĩa. Ngưỡng cửa chính là sự quen thuộc đối với mỗi con người. Khi còn là tấm bé ngưỡng cửa xuất hiện từ khi chúng ta có mặt trên đời từ lúc còn chập chững bước đi đến khi chúng ta có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Ngưỡng cửa cũng là nơi chứng kiến hình ảnh bố mẹ lam lũ vất vả để có thể lo cho cuộc sống của chúng ta. Cũng tại ngưỡng cửa là nơi mỗi buổi chiều chúng ta thường chơi cùng bạn bè. ngưỡng cửa cũng đã chứng kiến những bước chân đầu tiên của ta khi đi học, đến với chân trời tri thức, một cánh cổng rộng lớn đang chờ và dù sau này có đi đâu thì nơi đó vẫn có ngưỡng cửa có những người thân yêu luôn chờ đón giang rộng vòng tay yêu thương đối với chúng ta. Dù thế giới ngoài kia có đối xử với chúng ta như thế nào thì gia đình luôn là thứ quý giá nhất. Qua bài thơ nhà thơ muốn gửi gắm với mỗi chúng ta về những kỉ niệm của tuổi thơ, về quê hương bên gia đình bên tiếng cười thân yêu nhất. Đó là nơi cội nguồn nuôi dưỡng tính cách tâm hồn của mỗi con người từ đó gửi gắm một thông điệp chúng ta phải biết trân trọng yêu quý bố mẹ gia đình của mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dấu gạch ngang trong câu dưới đây được dùng để làm gì? Chọn đáp án đúng.
Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ – “thực đơn" yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông.
A. Dùng để đánh dấu lời đối thoại.
B. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
C. Dùng để đánh dấu các ý liệt kê.
D. Dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.
Câu 2:
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Tìm các điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích dưới đây:
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
(Xuân Diệu)
b. Việc sử dụng các điệp từ, điệp ngữ trên có tác dụng gì?
G:
Câu 3:
Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Chú mèo con nói nhiều
Mèo con mắc bệnh nói nhiều. Mẹ chú khuyên:
– Con đừng ồn ào như vậy. Phải nói ít thì mới bắt được chuột.
Con sẽ bắt chuột cho mẹ xem. – Mèo con đáp.
Mèo con đặt một mẩu bánh trước cửa hang chuột, rồi nấp bên cạnh đợi chuột ra. Thấy bác ngỗng đi qua, nó liền liến thoắng:
– Bác ngỗng ơi, cháu đang bắt chuột đây.
Thấy cô vịt xuất hiện, mèo con lại đon đả:
– Cháu chào cô. Cháu đang rình chuột.
Thấy anh gà trống đi lại trong sân, mèo con gọi ầm ĩ:
– Anh nhìn xem! Em đang bắt chuột nè!
Đàn chuột trong hang nghe rõ mồn một. Chúng cười khúc khích. Chuột đầu đàn nói: “Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa. Hãy nghỉ ngơi, hát múa cả ngày”.
Và thế là mèo con rình suốt một ngày trời cũng chẳng có kết quả gì.
(Theo Truyện kể cho bé hằng đêm)
a. Tìm từ ngữ dùng để xưng hô của mèo con.
b. Tìm từ dùng để xưng hô trong câu dưới đây và cho biết từ đó chỉ ai?
Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa.
Câu 4:
Câu 5:
Có thể dùng từ ngữ nào để thay thế cho từ nhà trong câu dưới đây?
Nhờ có những kĩ năng đặc biệt trong việc tìm đường như vậy, các loài chim dù di cư rất xa vẫn quay trở về đúng “nhà” của mình.
Câu 7:
Trò chơi: Đặt câu với cặp kết từ nếu... thì... hoặc vì... nên...
Cách chơi: Chọn ra 2 nhóm thi với nhau, mỗi nhóm 4 – 5 bạn (nhóm nếu... thì... và nhóm vì... nên...). Các bạn trong mỗi nhóm luân phiên nhau đặt các vế câu chứa cặp kết từ của nhóm mình (theo mẫu). Trong 5 – 7 phút, nhóm nào tạo được nhiều câu nhất sẽ chiến thắng.
M:
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!