Câu hỏi:
12/07/2024 1,712Xử lí tình huống nảy sinh trong tình bạn
- Mỗi nhóm đưa ra một tình huống mâu thuẫn, hiểu lầm để cùng giải quyết.
- Sắm vai thể hiện cách giải quyết tình huống mâu thuẫn trước lớp.
- Góp ý, bổ sung cho cách giải quyết của nhóm bạn
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- HS thảo luận nhóm đưa ra một tình huống mâu thuẫn, hiểu lầm nảy sinh trong tình bạn và tìm cách giải quyết.
Ví dụ tình huống 1: Trong giờ kiểm tra giữa học kì, Long muốn chép bài của Nam nhưng Nam không đồng ý. Long giận Nam và không chơi cùng Nam nữa. Nam nên làm gì trong tình huống này?
→ Trong tình huống này, Nam có thể hẹn Long nói chuyện riêng và trao đổi với bạn rằng việc chép bài là hành động vi phạm quy chế thi, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả người chép bài và người cho chép. Nam nên tâm sự với bạn nhiều hơn, đồng thời cũng có thể đề nghị sẽ cùng học với Long, hỗ trợ bạn trong học tập.
Ví dụ tình huống 2: Trang và My là đôi bạn thân, đi đâu cũng có nhau. Gần đây (trang tham gia vào đội văn nghệ của trường và kết bạn với Mai. My rất buồn vì thấy Trang hay đi cùng với Mai mà không rủ mình đi cùng.
→ Trong tình huống này, My có thể trò chuyện với Trang, My nên hỏi thăm xem Trang dạo này bận công việc gì và bày tỏ hết những nỗi băn khoăn của mình với bạn. Sau khi hiểu hơn về nhau và những nỗi băn khoăn được giải quyết, My cũng có thể đề bạt tham gia cùng đội văn nghệ của trường hay tham gia hỗ trợ, chơi cùng các bạn.
- HS phân công, xung phong tổ chức sắm vai xử lý tình huống tự tin trước lớp.
- HS chú ý quan sát, lắng nghe và góp ý bổ sung cho cách giải quyết của nhóm bạn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định các vấn đề thường nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè cùng lớp.
- Phân công cặp đôi phỏng vấn thầy cô và các thành viên của tổ về:
+ Mức độ đoàn kết của tổ hoặc tập thể lớp;
+ Các vấn đề thường nảy sinh giữa các thành viên trong tổ (lớp).
- Nhận xét về mức độ đoàn kết của tập thể lớp.
- Xác định vấn đề thường nảy sinh giữa các thành viên trong tổ (lớp):
Câu 2:
Tìm hiểu về cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè
Xác định nguyên nhân nảy sinh các vấn đề trong tình bạn:
- Đề xuất cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè.
Câu 3:
Chia sẻ về kết quả giải quyết những vấn đề em đang gặp phải trong mối quan hệ với bạn bè.
- Kể về những vấn đề nảy sinh giữa em và bạn.
- Chia sẻ cách em đã thực hiện để giải quyết vấn đề và kết quả.
Câu 4:
Thực hiện giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè của em.
Câu 5:
Chơi trò chơi Ba sự thật
- Đánh giá mức độ hiểu nhau giữa em và bạn cùng bàn qua trò chơi Ba sự thật.
+ Mỗi người nói ra ba sự thật về bạn mình;
+ Đánh giá mức độ hiểu nhau:
: Không có ba sự thật nào đúng trọn vẹn.
: Có một hoặc hai sự thật bị sai.
: Cả ba sự thật đều đúng.
- Chia sẻ với thầy cô bạn bè về mức độ hiểu nhau của em và bạn cùng bàn:
+ Mức độ hiểu nhau của em và bạn;
+ Mong muốn được hiểu bạn hơn để đạt được điều đó
Câu 6:
Suy nghĩ về những vấn đề em đang gặp phải trong mối quan hệ với bạn bè và áp dụng cách giải quyết phù hợp.
về câu hỏi!