Câu hỏi:
12/07/2024 1,840· Nghe/hát bài hát Kim Đồng (Nhạc và lời: Phong Nhã) và thực hiện yêu cầu:
− Em biết gì về nhân vật trong bài hát?
− Nêu cảm nhận của em khi nghe bài hát này.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
– Lời bài hát: Kim Đồng
Hờn căm bao lũ tham tàn phát xít
dấn bước ra đi Kim Đồng lên chiến khu
Kim Đồng quê hương Việt Bắc xa mù
Kim Đồng thay cha rửa mối quốc thù.
Anh Kim Đồng ơi! Anh Kim Đồng ơi!
Tuy anh xa rồi tuy anh xa rồi
gương anh sáng ngời gương anh sáng ngời.
Đội ta cố noi...
Bao phen giao liên trong rừng gian lao
nguy nan vô cùng xung phong theo gương anh hùng
đùng đùng đùng đoàng đoàng đoàng anh vẫn đi...
Anh luôn luôn tiến tiến tiến
đi theo dò quân xâm lăng
Anh xông pha chốn khắp chốn
đi tuyên truyền trong nhân dân
Kim Đồng tên anh muôn thuở không mờ
Kim Đồng tên anh lừng lẫy chiến khu.
− Nhân vật trong bài bát là người anh hùng nhỏ tuổi Kim Đồng. Kim Đồng là bí danh của Nông Văn Dền, một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở xóm Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Giang, tỉnh Cao Bằng… Anh là một người thông minh, dũng cảm, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
− Bài hát cho em thấy rõ hình ảnh một người anh hùng nhỏ tuổi luôn dũng cảm, anh hùng trong mọi khó khăn. Dù cho nhiệm vụ khó khăn, hoàn cảnh nguy hiểm thì anh vẫn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sưu tầm bài hát, bài thơ về người có công với quê hương, đất nước.
Câu 2:
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ (1904 – 2010) quê ở tỉnh Quảng Nam. Tuổi trẻ của Mẹ là những tháng ngày chứng kiến cảnh chồng con vào chiến trường. Suốt mấy mươi năm, Mẹ luôn cần mẫn đào hầm để nuôi giấu các chiến sĩ cách mạng trong vườn nhà, Bao đêm dài, Mẹ đã thức canh gác nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ.
Hiếm có người mẹ nào gánh chịu nhiều khổ đau như Mẹ Nguyễn Thị Thứ. Bao lần tiễn chồng con đi là ngần ấy lần chồng con biền biệt không về. Dù vậy, Mẹ vẫn nuốt nước mắt vào lòng, âm thầm chịu đựng. Để rồi, Mẹ xót xa nhận tin hi sinh của 12 liệt sĩ trong gia đình: 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại.
Năm 1994, Mẹ Thứ được trao tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Đảng và Nhà nước đã thống nhất xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng tại núi Cẩm (xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), lấy nguyên mẫu từ Mẹ Nguyễn Thị Thứ. Dù Mẹ đã ra đi nhưng tên tuổi và những cống hiến của Mẹ còn mãi sáng ngời trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
(Theo Thanh Thuỷ, congan.danang.gov.vn)
– Mẹ Thứ đã có những đóng góp gì cho quê hương, đất nước?
– Theo em, vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?
Câu 3:
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
– Nêu đóng góp của các nhân vật trong tranh với quê hương, đất nước.
– Kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
Câu 4:
Lập danh sách và chia sẻ với bạn về những đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em.
Câu 5:
Xử lí tình huống
– Tình huống 1: Cụ nội của Na được truy tặng Huân chương Kháng chiến. Na định kể về cụ trong bài viết "Kể về người có công với quê hương em". Khi Na chia sẻ điều này với Cốm, Cốm nói: "Cụ không được nhiều người biết, bạn nên chọn một anh hùng nổi tiếng."
+ Em có đồng ý với Cốm không?
+ Nếu là Na em sẽ làm gì?
– Tình huống 2: Hôm nay, Bin và em trai được bố dẫn đi khám sức khỏe tạo Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Em Bin hỏi bố: "Phạm Ngọc Thạch là ai ạ? Tại sao lại lấy tên ông đặt cho bệnh viện ạ?". Bố quay sang nhìn Bin: "Con giải thích cho em được không?".
Nếu là Bin, em sẽ nói gì?
về câu hỏi!