Câu hỏi:
22/03/2024 84Đọc đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình của bạn Minh Tâm và trả lời câu hỏi:
Pi-ka-chu là một nhân vật trong bộ phim hoạt hình "Bửu bối thần kì”. Cậu nhóc tinh nghịch này là một trong những người bạn đồng hành cùng Sa-tô-si trong suốt cuộc hành trình chinh phục ước mơ trở thành nhà vô địch. Nhân vật được lấy cảm hứng từ hình ảnh một chú sóc béo tròn, có bộ lông vàng với đôi tai dài và những sọc đen trên lưng. Đặc biệt, cái đuôi của cậu có hình tia chớp, đại diện cho thuộc tỉnh điện. Ban đầu, tớ không mấy ấn tượng với Pi-ka-chu bởi cậu khả nghịch ngợm và bướng binh. Sau một số tập phim, tỏ nhận ra rằng Pi-ka-chu vốn là một người bạn ấm áp, dễ thương và luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Không ít lần cậu đã cùng Sa-tô-si chiến đấu để chống lại những thế lực xấu xa, bảo vệ mọi người,... Chính vì thế, Pi-ka-chu chiếm được tình cảm của đông đảo khán giả. Nét đáng yêu, tinh thần chính nghĩa của Pi-ka-chu đã góp phần tạo nên thành công của bộ phim.
Minh Tâm
a. Đoạn văn giới thiệu nhân vật nào?.
b. Câu văn đầu tiên cho em biết những thông tin gì về nhân vật đó?
c. Ở các câu vẫn tiếp theo, bạn Minh Tâm giới thiệu những gì về nhân vật?
d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đoạn văn giới thiệu nhân vật Pi-ka-chu.
b. Câu văn đầu tiên cho em biết: Pi-ka-chu là nhân vật trong bộ phim hoạt hình nào.
c. Ở các câu vẫn tiếp theo, bạn Minh Tâm giới thiệu một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách, tài năng,... của nhân vật.
d. Câu cuối đoạn văn nói về nhận xét, đánh giá về nhân vật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm kết từ trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi kết từ đó được dùng để nối những từ ngữ nào trong câu.
Cánh đồng làng tôi bốn mùa được dệt bởi hai màu chủ đạo: màu xanh biêng biếc và màu vàng ươm như nắng. Thỉnh thoảng, bức tranh đơn sắc ấy còn được điểm bởi màu trắng của cánh cò hoặc màu đen bóng mượt của đàn trâu ra đồng sớm. Tôi thích ngắm nhìn những chú trâu thong thả, hiền lành, bước lững thững trong nắng sớm mai. Chúng chẳng chuyện trò gì mấy, mà chỉ vừa đi vừa lặng yên lắng nghe âm thanh ngày mới.
Xuân Nguyễn
Câu 3:
Viết 3 – 4 câu giới thiệu một nhân vật trong bài đọc “Những lá thư”, trong đó có sử dụng kết từ.
Câu 4:
Chia sẻ với bạn về nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem.
Tên phim
Nhân vật em thích
Lí do em thích
Câu 5:
Đọc đoạn văn của một bạn học sinh viết dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Nhà của cá đuôi cờ ở trong một vuông ruộng ăm ắp nước. Quẩn quanh mãi dưới mấy gốc lúa cũng buồn nên một hôm, cá đuôi cờ quyết định sẽ di du lịch.
Sáng sớm, cá đuôi cờ đã náo nức lên đường. Cá đuôi cờ bơi theo rãnh nhỏ nối liền các đám ruộng, tìm ra rạch nước lớn.
– Cá đuôi cờ đi đâu đấy? – Cá rô ron tò mò hỏi bạn.
– Cá đuôi cờ đi ngắm cảnh đẹp đó đây. Cậu có muốn đi cùng không? Cá rô ron hào hứng bởi theo bạn.
a. Chỉ ra lỗi lặp từ.
b. Giúp bạn chữa lỗi lặp từ đã chỉ ra ở bài tập a bằng cách sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xung hô phù hợp.
Câu 7:
Những lá thư
"Chỉ còn chỗ cụ Mát-xu-đa Ya-e-nô". Bác bưu tá Ao-ki Đai-ki-chi lên xe, hướng về ngôi nhà ở rìa làng.
Cụ Ya-e-nô sống một mình. Bác Ao-ki nhớ mãi lần đầu tiên bác tới phát thư.
- Cụ ơi, cụ có thư - Bác vừa đánh tiếng thì cụ Ya-e-nô từ trong nhà đi ra.
- Ồ, bác bưu tá mới phải không? Bác uống với tôi chén trà nhé!
– Cháu cảm ơn cụ! – Bác Ao-ki đang khát nên vào dùng trà.
Cụ mang hết món này đến món khác ra mời. Bác Ao-ki ăn đến no mới về.
Hôm nay, bác Ao-ki cũng gọi:
– Cụ Ya-e-nô ơi, cụ có thư ạ!
Cụ Ya-e-nô đi ra và lại mời bác vào uống trà. Bác Ao-ki lại ăn đến nọ, trò chuyện với cụ rồi ra về.
Kể từ đó, cứ tới nhà cụ Ya-e-nô phát thư, bác lại dùng bữa và nói chuyện với bà cụ.
Một hôm, bác Ao-ki hỏi đồng nghiệp:
- Tôi thấy cụ Ya-e-nôn sống ở rìa làng hay có thư. Rốt cuộc thì ai gửi nhỉ?
- Anh mới đến nên không biết là phải. Những lá thư đó là do cụ Ya-e-nô tự gửi đấy. Niềm vui của cụ ấy là cùng bưu tá uống trà!
Bác Ao-ki trầm tư suy nghĩ. Đêm ấy, bác viết gì đó tới tận khuya. Sáng ra, bác bỏ một bức thư vào hòm thư của bưu điện.
Thế rồi, hôm sau, bác Ao-ki tới chỗ cụ Ya-e-nô.
– Cụ ơi, cụ có thư!
Cụ Ya-e-nô đi ra, vẻ mặt lấy làm lạ. Hôm nay chắc chắn không có thể tới cơ mà...
Nhìn thấy tên người gửi là Ao-ki Đai-ki-chi, cụ vội vàng mở phong bì, rút lá thư ra.
“Cháu chào cụ Ya-e-nô. Lúc nào cháu cũng được uống trà và ăn món ngon của cụ. Món ăn cụ làm ngon lắm. Từ giờ, cho cháu lại được tiếp tục làm phiền cụ. Cụ nhớ giữ gìn sức khoẻ để sống thật lâu cụ nhé".
Từ mắt cụ Ya-e-nô, những giọt nước mắt lã chã rơi. Bác Ao-ki ngượng ngùng nhìn cụ.
Theo Tô-mo-ko I-chi-ka-oa,
Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Ngọc Linh và Nguyễn Minh Ngọc dịch
Hoàn cảnh của cụ Ya-e-nô có gì đặc biệt?
về câu hỏi!