Câu hỏi:
24/03/2024 131Viết đoạn văn dựa vào kết quả bài tập 1 trang 116 và các gợi ý:
Câu mở đầu
– Giới thiệu cuốn sách: tên cuốn sách, tên tác giả....
– Giới thiệu nhân vật: tên, cảm nhận chung...
Các câu tiếp theo
Giới thiệu về nhân vật:
+ Một vài thông tin về hoàn cảnh của nhân vật.
+ Một vài đặc điểm tính cách thể hiện qua việc nhân vật giải quyết khó khăn hay nghị lực, quyết tâm trong học tập, sinh hoạt...
+?
Câu kết thúc
Nhận xét, đánh giá về nhân vật.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong dân gian của chúng ta, có biết bao nhiêu nhân vật truyền thuyết nổi tiếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học khác nhau. Trong số đó, có lẽ nhân vật mà em yêu thích và đã để lại cho em nhiều ấn tượng đó chính là Sơn Tinh. Sơn Tinh là một vị thần ở núi Tản Viên đã chống chọi mọi cuộc tấn công của Thủy Tinh khi hai người đang cố giành Mị Nương cho mình. Sơn Tinh đại diện cho bên tốt, có lòng vị tha và khoan dung, ngược lại, Thủy Tinh là một người rất xấu xa, đã đang lũ làm ngập lụt, thiệt hại cho nhân dân. Trong câu chuyện, Sơn Tinh đã cố làm mọi cách để không cho Thủy Tinh dâng nước phá hoại làng xóm. Em rất yêu thích nhân vật Sơn Tinh!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết 1 – 2 câu theo mỗi yêu cầu sau:
a. Giới thiệu về một nhân vật là người nước ngoài có trong một bài đọc mà em đã học.
b. Giới thiệu về một địa danh nước ngoài mà em biết.
Câu 2:
Lời hứa
Khi thầy hiệu trưởng còn chưa ra, Tốt-tô-chan đã đứng giữa hội trường. Thầy vừa bước tới, Tốt-tô-chan nói to:
– Thầy ơi, em có chuyện muốn nói với thầy
Thầy hiệu trưởng ngồi xuống, xếp chân vòng tròn, cười hỏi Tốt-tô-chan:
– Chuyện gì nào?
Tốt-tô-chan quỳ gối ngay ngắn trước mặt thầy. Em nói một cách chậm rãi, dịu dàng:
– Sau này lớn lên, nhất định em sẽ làm cô giáo ở trường mình.
Cứ tưởng thầy hiệu trưởng sẽ cười, nhưng không, thầy rất nghiêm túc:
– Em hứa chứ?
Có vẻ như thầy thực sự muốn Tốt-tô-chan trở thành cô giáo. Tốt-tô-chan gật đầu thật mạnh:
– Em hứa!
Vừa nói, Tốt-tô-chan vừa tự nhủ rằng nhất định mình sẽ trở thành cô giáo.
Đúng vào giây phút ấy, Tốt-tô-chan nhớ lại buổi sáng đầu tiên đến Tô-mô-e... Tưởng chừng như lâu lắm rồi, cái hồi lớp Một ấy, lần đầu tiên Tốt-tô-chan gặp thầy hiệu trưởng. Thầy ngồi nghe em kể chuyện tận bắn tiếng đồng hồ. Giọng nói ấm áp của thầy khi bảo: “Từ hôm nay em là học sinh của trường.”. Giờ đây, Tốt-tô-chan đã yêu quý thầy hơn nhiều so với hồi đấy. Em quyết tâm sẽ làm bất cứ việc gì, chỉ cần đó là vì thầy Kō-ba-y-a-si.
Nghe Tốt-tô-chan trình bày quyết tâm xong, thầy Kê-ba-y-a-si mỉm cười. Tốt-tô-chan giơ ngón út ra trước mặt thầy:
– Em hứa!
Thầy cũng giơ ngón út ra. Hai thầy trò ngoắc tay giao hẹn. Thầy hiệu trưởng cười. Nhìn thấy thầy vui, Tốt-to-chan cầm thấy yên tâm và cười theo:
Trở thành cô giáo của Tô-mô-e!
Thật tuyệt vời làm sao.
Nếu mình là cô giáo...
Tốt-tô-chan tưởng tượng ra rất nhiều thứ.
Thầy Kô-ba-y-a-si vui lắm. Tuy hơi khó để tưởng tượng ra Tốt-tô-chan lúc lớn nhưng thầy biết em có thể trở thành cô giáo ở Tôn-mô-e. Bất cứ bạn nào học ở Tô-mô-e sau này đều có thể trở thành thầy cô giáo ở đây.
Theo Ku-rô-y-a-na-gi Tét-su-kô, Trương Thùy Lan dịch
Tốt-tô-chan nói với thầy hiệu trưởng điều gì? Thầy trả lời em ra sao?
Câu 3:
Viết lại cho đúng các tên địa lí sau:
a. Sông Von-Ga |
c. Dãy núi Grăng Ti-Ton |
b. Đảo Bô-ra bô-ra |
d. Đất nước Phi-líp-Pin |
Câu 4:
Tìm đọc chuyện “Totto-chan bên cửa sổ” của nhà văn Ku-rô-y-na-gi Tét-su-kô.
Câu 5:
Nhận xét cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài có trong mỗi câu văn sau:
a. Núi Phú Sĩ là một danh thắng đặc biệt và là di tích lịch sử của đất nước Nhật Bản.
b. Trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Lý Hiển Long đã thường thức ẩm thực Hà Nội và đi dạo quanh Hồ Gươm.
Câu 6:
Buổi nói chuyện với thầy hiệu trưởng gợi cho Tốt-to-chan nhớ lại những gì? Những điều đó có ảnh hưởng gì đến quyết tâm của Tốt-tô-chan?
Câu 7:
Hình ảnh hai thầy trò ngoắc tay giao hẹn gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?
về câu hỏi!