Câu hỏi:
12/07/2024 4,811Đọc phần Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn ở văn bản Ngọ Môn và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Liệt kê những loại phương tiện phi ngôn ngữ (ngoài hình ảnh) có thể dùng để biểu đạt thông tin về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn.
b. Chọn một loại phương tiện phi ngôn ngữ (ngoài hình ảnh) và biểu đạt thông tin về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Những loại phương tiện phi ngôn ngữ (ngoài hình ảnh) có thể dùng để biểu đạt thông tin về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn là: bản đồ, bản thiết kế kiến trúc Ngọ Môn, mô hình.
b. Mô hình Ngọ Môn:
Quan sát mô hình, ta có thể thấy tổng thể Ngọ Môn có thể chia ra làm hai phần: hệ thống nền đài ở dưới và hệ thống lầu Ngũ Phụng ở bên trên. Về hệ thống nền đài bên dưới, nền đài được bố trí hơi phình to về bề ngang, nhất là hai cánh ngoài, tạo nên kết cấu hình chữ U nhằm tôn lên vẻ bề thế, đồ sộ của cả công trình. Ở phần giữa của nền đài là ba cửa đi song song, gồm: Ngọ Môn (lối đi dành cho vua), Tả Giáp môn (cửa bên trái) và Hữu Giáp môn (cửa bên phải dành cho quan lại theo hầu trong đoàn Ngự đạo. Ở trong lòng mỗi cánh chữ U lại có một lối đi dành cho lính tráng và voi ngựa, được thiết kế bẻ thẳng góc vào đường Dũng đạo và được gọi là Tả Dịch môn, Hữu Dịch môn. Phía trên hệ thống nền đài là lầu Ngũ Phụng, được thiết kế hai tầng (tầng trên nhỏ, tầng dưới to) với kết cấu 13 gian ghép lại thành một bộ khung lớn theo hình chữ U như nền đài bên dưới. Điểm đặc biệt ở lầu Ngũ Phụng chính là sự tách ra của tầng trên tạo thành 9 bộ mái riêng biệt to nhỏ, cao thấp khác nhau trông giống hình dáng của chim phượng đang bay nên dân gian mới đặt cho cái tên mĩ miều là lầu Ngũ Phụng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
a. Văn bản này sử dụng (những) loại phương tiện gì để biểu đạt thông tin?
b. So sánh cách trình bày thông tin của văn bản này và văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Câu 2:
Giải thích tên viết tắt được in đậm trong các trường hợp sau và cho biết đâu là tên viết tắt của tổ chức quốc tế. Việc sử dụng tên viết tắt trong các trường hợp có tác dụng gì?
a. Bài diễn thuyết về kết quả nghiên cứu khảo cổ tại khu Hoàng thành Thăng Long của Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ nhiệm dự án tại Hoàng thành Thăng Long và Giáo sư Ku-ni-ka-du U-ê-nô thuộc Trung tâm Nghiên cứu kĩ thuật khảo cổ Đại học Na-ra đã được nhiều nhà khoa học tham dự hội thảo đánh giá rất cao, xem đây là một trong những công trình nghiên cứu khảo cổ có giá trị cần được UNESCO công nhận.
(Theo Nguyễn Thu Hà, Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận)
b. Phóng viên VOV thường trú tại Nhật Bản đã phỏng vấn Tiến sĩ Tống Trung Tín về quá trình cũng như kết quả nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long.
(Theo Nguyễn Thu Hà, Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận)
về câu hỏi!