Câu hỏi:
24/03/2024 364Viết bài văn tả một người làm việc ở trường (bác bảo vệ, cô thủ thư,...) mà em quý mến.
Gợi ý:
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mỗi buổi sáng đến trường, em đều nhìn thấy chú bảo vệ. Chú là người đã canh gác ngày đêm để bảo vệ ngôi trường này. Cứ khoảng đến sáu giờ đúng là chú xách chiếc ghế gỗ và cầm một tờ báo ra đằng trước cổng ngồi khiến em dễ quan sát chú hơn.
Chú Bảo là người bảo vệ của trường em cũng khá lâu rồi. Chú năm nay đã bước qua tuổi năm mươi nhưng chú vẫn mạnh khỏe. Dáng người không cao, vừa người, chỉ có cái lưng còng, lom khom khiến việc di chuyển cũng khá bất tiện. Da tay sần sùi, rám nắng không còn mềm mại như trước kia vì những tháng ngày, buổi trưa nóng bức mà chú phải ngồi gác khuôn viên trường. Đôi mắt một mí, đen, có những vết chân chim bên hai mí mắt. Lông mày to đen, ở sau đã bị hoa râm một chút. Vầng trán cao, mỗi lần chú cười hay nhíu mày thì xuất hiện rõ những nếp nhăn đầy trên trán. Đôi môi thâm, khô, nứt nẻ, để lộ hàm răng ố vàng vì nhiều lần chú hút thuốc. Hai bên má gầy gò xuất hiện hai đồng tiền lún sâu ở phần má. Làn da sần sùi, đen, có những dấu đồi mồi xuất hiện. Cách ăn mặc của chú trong trường rất đơn giản, mặc đồng phục bảo vệ đúng quy định. Mặc dù công việc này khá phức tạp và khó khăn nhưng chú vẫn kiên cường đạt đuổi theo ước mơ. Buổi sáng, chú dậy rất sớm mở cổng cho học sinh. Còn buổi tối chú phải canh gác trường em. Cứ khoảng bảy giờ tối là chú lại đi kiểm tra hết dãy lớp học này đến dãy lớp học khác. Cứ mỗi khi có gió thổi qua, những chiếc lá bàng rơi khắp sân trường. Chú sẵn sàng cầm chổi quét tất cả lá bàng vào một góc rồi hốt bỏ vào thùng rác. Thấy học sinh nào xả rác bừa bãi, chú ân cần nhắc nhở mà không la mắng, trách phạt gì.
Phải canh một ngày trời mệt nhọc mà chú không hề than thở. Mồ hôi ướt đẫm trên lưng nhưng chú vẫn kiên cường quyết tâm đạt được mục tiêu. Chú Bảo rất thân thiện và yêu mến học sinh trong trường như con cháu của chú. Nên trong trường ai cũng quý mến chú. Em thầm biết ơn chú Bảo vì nhờ chú mà khuôn viên trường luôn sạch đẹp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Vật kỉ niệm của những người bạn
Bạn tôi có một chiếc “đàn chuông" xinh xắn. Đó là một chiếc hộp nhỏ, nhỉnh hơn chiếc đồng hồ để bàn một tí, bên trong có một bộ phận phát ra âm thanh. Mỗi lần lên dãy cót, những tiếng thành thót như tiếng dương cảm lại vắng ra, dìu dặt, ngân nga, tiếng rất thanh và dịu, càng nghe càng thấy mê. Không phải chì minh tôi, mà cả các bạn tôi cũng say mê tiếng đàn ấy. Thỉnh thoảng cả bọn lại rủ nhau cùng đến nhà bạn để nghe tiếng đàn chuông. Nó có một cái gì thật trong trẻo, thật thơ ngây, dễ thương. Nhất là vào những đêm trăng sáng thì phải nói là tuyệt diệu.
Chúng tôi tắt đèn cùng kéo nhau ra đứng ngoài ban công lắng nghe tiếng đàn chuộng. Cây hoàng lan toả hương thơm ngọt ngào và hát bóng lúc đậm lúc nhạt xuống chúng tôi. Không biết các bạn tôi lúc ấy nghĩ gì, còn tôi, tôi hình dung ra rất rõ, trên bãi có trong khu vườn yên tỉnh loang loảng ánh trăng kia, trong tiếng đàn dìu dặt, những loài côn trùng nhỏ bé đang kéo nhau đi dự hội.
Những kỉ niệm thời thơ ấu của bọn tôi gắn chặt với chiếc đàn chuồng. Hoàng Lan, bạn tôi, cô bé có chiếc đàn chuông ấy được gọi một cách nghịch ngợm nhưng thân thiết là "Lan đàn chuồng". Sau này, khi đã xa nhau, mỗi người đi một ngả, chúng tôi vẫn luôn nhớ về những buổi tối rất đẹp ấy. Mỗi lần gặp tôi, Lan vẫn nhắc lại kỉ niệm cũ và kể chuyện thính thoảng nhận được thư của bạn bè, ai cũng nhắc đến chiếc đàn chuông và “hỏi thăm” người bạn thời thơ ấu ấy. Quả thực, đó đúng là một người bạn thân thiết đã góp phần không nhỏ vào sự gắn bó của chúng tôi.
Theo Trần Hoài Dương
• Dây cót: (dây) lò xo hình xoắn ốc dùng để làm quay một bộ phận trong máy móc.
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây.
a. Âm thanh của chiếc đàn chuông có gì đặc biệt?
• Lánh lót, trầm bổng, trong trẻo.
• Trong sáng, vang ngân, réo rắt.
• Lanh lãnh, cao vút, ngọt ngào.
• Thành thật, dìu dặt, ngân nga.
b. Thỉnh thoảng, nhóm bạn rủ nhau đến nhà bạn có chiếc đàn chuông để làm gì?
• Để nghe tiếng đàn chuồng.
• Để cùng nhau ngắm trăng.
• Để ngắm cây hoàng lan.
• Để xem chiếc đàn chuồng.
c. Nhân vật tôi hình dung ra những gì khi nghe tiếng đàn chuộng?
• Cây hoàng lan toả hương thơm ngọt ngào.
• Bãi cô và khu vườn yên tĩnh loang loảng ảnh trắng.
• Những loài côn trùng nhỏ bé đang kéo nhau đi dự hội.
• Đêm trắng sáng, các bạn cũng đứng dưới ảnh trắng.
d. Sau này, vì sao ai cũng "hỏi thăm" chiếc đàn chuông?
• Vì chiếc đàn là một người bạn thời thơ ấu.
• Vì chiếc đàn gắn bó với những đêm trăng.
• Vì chiếc đàn thân thiết với cây hoảng lan.
• Vì chiếc đàn là bạn của khu vườn yên tĩnh.
e. Hai câu: “Thỉnh thoảng cả bọn lại rủ nhau cùng đến nhà bạn để nghe tiếng đàn chuông. Nó có một cái gì thật trong trẻo, thật thơ ngây, dễ thương." được liên kết với nhau bằng cách nào?
• Lặp từ ngữ.
• Dùng từ ngữ nối.
• Thay thế từ ngữ.
• Lặp và thay thế từ ngữ.
g. Câu “Sau này, khi đã xa nhau, mỗi người đi một ngả, chúng tôi vẫn luôn nhớ về những buổi tối rất đẹp ấy." có mấy trạng ngữ?
• Một trạng ngữ
• Hai trạng ngữ
• Ba trạng ngữ
• Bốn trạng ngữ
Trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập dưới đây:
h. Theo em, vì sao khi xa nhau, các bạn vẫn luôn nhớ về những buổi tối rất đẹp ở nhà Hoàng Lan?
i. Vì sao nói chiếc đàn chuông đã góp phần không nhỏ vào sự gắn bó của các bạn?
k. Viết 1 – 2 câu bảy tỏ tình cảm, cảm xúc về tình bạn của các bạn nhỏ trong bài đọc.
l. Đặt một câu ghép để giới thiệu chiếc đàn chuông.
Câu 2:
Đọc câu thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Hồ Chí Minh
a. Từ xuân" trong dòng thơ nào mang nghĩa gốc, từ "xuân" trong dòng thơ nào mang nghĩa chuyển?
b. Tìm thêm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ "xuân".
c. Đặt một câu với từ "xuân" mang nghĩa gốc, một câu với từ "xuân” mang
nghĩa chuyển.
Câu 3:
Tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:
a. Ngày mai, muôn điều mới lạ
Viết từ thơ ấu ngọt ngào
Viết từ lời thầy nhắn nhủ
Với bao kì vọng, tin yêu.
Vũ Nguyệt Anh
b. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rãi theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Theo Ma Văn Kháng
Câu 4:
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện mà em đã học ở lớp Năm.
Gợi ý:
Câu mở đầu: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về câu chuyện.
Các câu tiếp theo: Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.
- Về nội dung :
+ Chọn được người, vật, việc ... phù hợp để dẫn vào câu chuyện.
+ Có nhiều tình tiết mới mẻ, tạo được sự bất ngờ.
+?
- Về nghệ thuật:
+ Chọn được từ ngữ phù hợp để tả ngoại hình, tinh cách,... nhân vật.
+ Cách viết lời nhân vật hấp dẫn.
+ ?
Câu kết thúc: Khẳng định ý nghĩa hoặc chia sẻ những suy nghĩ, mong muốn gợi ra từ câu chuyện.
Câu 5:
Trao đổi với bạn:
a. Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc gợi ra từ bài thơ.
b. Cảm xúc của bạn nhỏ thay đổi như thế nào trong ngày đầu vào lớp Một và ngày chia tay lớp Năm?
Câu 6:
Bốc thăm, đọc thành tiếng và trà lời câu hỏi:
Tạm biệt lớp Năm
Cũng là nắng của tháng Năm
Cũng là hoa phượng đỏ sân nắng vàng
Rộn ràng trong tiếng ve ran
Làm xao động đến muôn văn lá xanh.
Mới ngày nào, mắt long lanh
Theo chân mẹ, bước dọc hành lang vui
Em vào lớp Một, chao ôi!
Bao nhiêu bỡ ngỡ... thế rồi thành quen.
Cô thầy dìu dắt cho em
Nâng niu bài học, luyện rèn bản thân
Năm năm, xa đã hoá gần
Đã thành chị, đã thành anh hết rồi.
Lớp Năm ơi! Lớp Năm ơi!
Bảng đen còn đó, nụ cười còn đầy
Bầu trời vẫn biếc màu mây
Bạn bè ơi! Những vòng tay ấm nồng.
Mai vào lớp Sáu, nhớ không ?
Mái trường tiểu học ở trong tim mình.
Nguyễn Lãm Thắng
Đọc đoạn từ đầu đến “đã thành anh hết rồi” và trả lời câu hỏi:
Cảnh vật vào tháng Năm được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!