Câu hỏi:
25/03/2024 858Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Con suối bản tôi
Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ những dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.
Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, người bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quê tôi. Mặt cầu rộng rãi. Trẻ nhỏ thường tụ tập hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cả lườn đỏ, cả lưng xanh,... lên thác, ngửa bụng trắng xoá. Cá bơi lượn lấp loáng, như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối. Chỉ có đoạn suối qua bản tôi là còn nhiều cá như vậy, vì các già bảo giữ cá để làm đẹp cho bản và để mọi người có thể câu lấy vài con mà ăn.
Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác dài chừng trăm mét lại đến vực. Vực khá sâu, nước lũng thũng như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng. Con suối đơn sơ, bình dị ấy đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.
VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG
Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.
Hot: Đề thi cuối kì 2 Toán, Văn, Anh.... file word có đáp án chi tiết lớp 1-12 form 2025 (chỉ từ 100k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bài văn có 4 đoạn
- Đoạn 1: từ đầu đến “xa lắc xa lơ chạy về bản” (Miêu tả về sự bắt nguồn của con suối)
- Đoạn 2 từ “Con suối chảy qua bản tôi” đến “câu lấy vài con mà ăn” (Miêu tả về nước suối qua 4 mùa, và cách người dân đi lại qua con suối)
- Đoạn 3 từ: “Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác” đến “nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng”. (Miêu tả về con thác chảy qua suối)
- Đoạn 4: từ “Con suối đơn sơ” đến hết. (Nói lên tình cảm của tác giả đối với con suối)
Đã bán 98
Đã bán 150
Đã bán 98
Đã bán 266
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quan sát một phong cảnh mà em thích (một cánh đồng, một công viên hoặc cảnh bình minh ở nơi em sống).
Gợi ý nội dung và cách quan sát:
1. Em định quan sát phong cảnh nào? Phong cảnh đó ở đâu?
2. Em quan sát phong cảnh đó vào thời gian nào? Theo trình tự nào?
3. Em quan sát những gì
– Quan sát các bộ phận của phong cảnh (hoặc sự thay đổi của phong cảnh
theo thời gian trong một buổi, một ngày).
– Phát hiện những đặc điểm độc đáo của phong cảnh được tả so với phong
cảnh khác.
4. Em quan sát bằng cách nào, quan sát như thế nào?
– Quan sát bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác).
– Quan sát kĩ những điểm nổi bật của phong cảnh.
5. Lập phiếu quan sát và ghi lại kết quả quan sát.
Câu 2:
Chỉ ra các vế câu trong mỗi câu ghép sau
a) Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng chờ đêm hội trăng rằm phá cỗ.
THEO HUỲNH THỊ THU HƯƠNG
b) Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đảo ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; [..]
THEO NGUYÊN KHẢI
c) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn
thường rủ nhau về tụ hội.
THEO VĂN LONG
Câu 3:
Trong bốn mùa, em thấy mùa nào đẹp nhất? Hãy trình bày ý kiến của em về vẻ đẹp của mùa đó
Câu 4:
Tìm câu đơn, câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a) Những tia nắng cuối cùng luyến tiếc rời bỏ ngăn là xanh bên kia bờ, vạn vật trở nên buồn buồn trong bóng hoàng hôn. Trên không, vài con cò về tổ trễ đập nhanh đôi cánh trắng phau rồi khuất trong lùm cây lá rậm rạp. Những đám mây
trắng đã ngả sang màu sẫm.
NGỌC LINH
b) Tôi ngắt một chiếc lá sồi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén nhỏ xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phốc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chủ nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đò thầm lặng lẽ xuôi dòng.
TRẦN HOÀI DƯƠNG
Câu 5:
Tìm những từ ngữ miêu tả thời tiết và hoạt động của con người trong ngày mùa.
Câu 6:
Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu trong từng câu ghép.
Vườn cây vào đông, lá vàng bay lả tả trên nền đất lạnh. Sương giá quấn quanh ngọn những cành khô. Đêm xuống, gió bấc thổi hun hút. Chú chim sâu rét. Chú đâm nản lòng. Chú nằm vo tròn trong cái tổ lá ngải treo đu đưa. Mặt Trời đã lên cao, chú mới ra khỏi tổ.
NGUYỄN KIÊN
Câu 7:
Phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao (hoặc bài thơ) đã học (hoặc đã đọc) nói về cảnh đẹp quê hương đất nước.
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 3)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 (Mới nhất)_ đề 1
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 14)
Đề thi Tiếng Việt 5 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 6)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận