Soạn Tiếng Việt 5 Cánh diều Bài 12: Người công dân có đáp án

123 lượt thi 45 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

* Nội dung bài Người công dân số Một: Bài đọc nói về cuộc hội thoại giữa anh Lê và anh Thành về nguồn gốc và quan hệ đồng bào của mình

Người công dân số Một

Cảnh trí

Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.

Lê: Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai, anh có thể đến nhận việc đấy.

Thành. Có lẽ thôi, anh ạ.

Lê: Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đội cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thềm năm hào... (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ: Anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.

Thành: Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống

Lê: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Thành: Anh Lê này! Anh học Trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì .... ờ …anh là người

nước nào?

Lê: Anh hỏi lạ thật! Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.

Thành: Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cũng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

Lê: Sao lại không? Không bao giờ tôi quên đống máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.

Thành: Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kỳ. Đèn hoa kỳ lại không sáng bằng đèn tọa đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không

có khói.

Lê: Anh kể chuyện đó làm

Thành: Vì anh với tôi.. Chúng ta là công dân nước Việt...

                                                               (Còn nữa)

THEO HÀ VĂN CẦU - VŨ ĐÌNH PHÒNG

Dựa vào bài đọc và hiểu biết của em về tiểu sử của Bác Hồ, hãy cho biết câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào.


Câu 13:

* Nội dung bài Người công dân số Một: Trong bài đọc tiếp theo cuộc hội thoại giữa anh Lê và anh Thành được thảo luận về sự chênh lệch giữa ta và nước họ, và ý nghĩ sẽ ra nước ngoài của anh Thành để học kiến thức từ họ về để cứu dân minh

Người công dân số Một (Tiếp theo)

Lê: Phải, chúng ta là con dân nước Việt. Nhưng chúng ta sẽ làm được gì nào? Súng kíp của ta mới bắn được một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên. Những công dân yếu ớt như anh với tôi thì làm được gì?

Thành: Tôi muốn đi sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học trí khôn của họ để về cứu dân mình...

Lê: Anh ơi, Phú Lăng Sa ở xa lắm đấy. Tàu biển chạy hàng tháng mới tới nơi.

Một suất về hàng ngàn đồng. Lấy tiền đầu mà đi

Thành: Tiền đây chứ đâu? (Xoè hai bàn tay ra) Tôi có anh bạn tên là Mai,

quân Hải Phòng. Anh ấy làm bếp dưới tàu La-tút-sơ Tơ-rôn-vin. Tôi đang nhờ anh ấy xin cho một chân gì đó...

(Có tiếng gõ cửa. Anh Mai vào.)

Mai (Với anh lê) Chào ông. (Quay sang anh Thành) Anh Thành ạ, tôi đã xin

được cho anh chân phụ bếp.

Thành: Cảm ơn anh. Bao giờ phải trình diện?

Mai: Càng sớm càng tốt. Nhưng đêm nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã. Vất vả, khổ nhọc lắm đầy. Sóng Biển Đỏ rất dữ dội, có thể chết được. Mà chết thì người ta

bỏ vào áo quan, bắn một loại súng chào, rồi "A-lê hấp!", cho phẳng xuống biển. là rồi đời.

Thành: Tôi nghĩ kĩ rồi. Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta... Đi ngay

có được không, anh?

Mai: Cũng được.

(Thành cho sách vào túi quần áo, khoác lên vai.)

Lê: Này... Còn ngọn đèn hoa kì...

Thành: Sẽ có một ngọn đèn khác, anh ạ. Chào anh nhé! (Cũng Mai đi

ra cửa)

Le: Ch...ào!

(Tắt đèn)

Theo HÀ VĂN CẦU – VŨ ĐÌNH PHÒNG

Vì sao anh Thành quyết định ra nước ngoài để tìm đường cứu nước?


Câu 20:

Xếp các mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp:

a)                                                           

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác. Những "tranh họa đồ" giờ đây không phải chỉ có “non xanh nước biếc.

HOÀI THANH - THANH TỊNH, Phong cảnh quê Bắc

b) Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ những dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.

VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG, Con suối bản tôi

c) Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cũng nhạt dẫn cũng là khi giỗ bắt đầu lộng lên. Không khi dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Theo NGUYÊN THỤY KHA, Chiều ngoại ô

d) Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuộm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mua đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điện đảo trên cảnh cây.

TÔ HOÀI, Mưa rào

1) Mở bài trực tiếp:

Giới thiệu đối tượng miêu tả của bài văn ngay ở câu mở đầu.

2) Mở bài gián tiếp:

Nêu các sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả của bài văn.


Câu 22:

* Nội dung bài Thái sư Trần Thủ Độ: Câu chuyện kể về sự liêm khiết và giữ đúng phép nước của thái sư Trần Thủ Độ, không vì chức vụ và quyền hạn của mình mà bao che nâng đỡ làm trái với phép nước

Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà ông tự cho phép mình vượt qua phép nước. Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức cầu đường. Trần Thủ Độ bảo người ấy:

– Người có phu nhân xin cho làm chức cầu đường, không thể ví như những cầu đường khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.

Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:

– Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.

Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:

– Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.

Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho

Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:

– Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.

Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:

 Kẻ này dám tâu xuống với trầm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc. Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

– Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người

nói thật.

Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư

Trần Thủ Độ có địa vị đặc biệt như thế nào trong triều đình?


Câu 27:

Xếp các kết bài dưới đây vào nhóm thích hợp:

a) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẽ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muốn mẫu muốn sắc ấy, phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

VŨ TÚ NAM, Biển đẹp

b) Con suối đơn sơ, bình dị ấy đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.

VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG, Con suối bản tôi

c) Mùa thu. Hồn tôi hoá thành chiếc sáo trúc nâng ngang mỗi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động của đồng quê.

NGUYỄN TRỌNG TẠO, Mùa thu ở đồng quê

d) Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều tỏa vốn mới ra, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn i oe cậy chung rịt mũi với ăn. Cái ao làng chan chứa tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, mẹ ôm tôi vào lòng, chấm bộp vỗ về, rốt vào tâm hồn trong trắng, thơ ngày của tôi những lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc:

Con mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.

Theo VŨ DUY HUÂN. Ao làng

1) Kết bài mở rộng:

Kết thúc bài viết bằng một số cầu nêu lên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng... của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.

2) Kết bài không mở rộng:

Kết thúc bài viết bằng một câu nêu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.


Câu 39:

Đọc và làm bài tập

Những chấm nhỏ mà không nhỏ

Ai đã học đến lớp Bốn, lớp Năm mà lại không biết tấm bản đồ Việt Nam nhi. Nước Việt Nam hình chữ S, ở giữa là miền Trung cong cong như cái đòn gánh gánh hai đầu Nam, Bắc nặng trĩu hai vựa lúa và núi non, bãi bôi trù phú.

Thế rồi hôm nay, trong bài học Địa lí, cô giáo ra bài tập cho cả lớp. Về bản đồ Việt Nam. Bài tập không khó lắm vì chỉ cần mô tả được hình dạng lãnh thổ của Việt Nam, không phải điền tên núi, tên sông và địa giới các tỉnh, thành.

Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bản, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được, nếu khi nhắm mắt vẫn hiện ra hình chữ S ấy trong đầu. Vẽ xong. Thanh đưa khoe bố:

– Bố ơi, bố xem con về có được không? Con thuộc lòng nên không cần nhìn mẫu đâu.

Bo gật đầu:

– Con vẽ khá đẹp đấy, nhưng còn thiếu.

Thanh ngạc nhiên. Sao lại thiếu nhỉ? Có đủ cả ba miền cơ mà. Bố em cười:

– Ngày bố bằng tuổi con bây giờ, bố đã làm bài tập như thế này. Con hãy nhìn bản đồ mẫu mà xem, sẽ thấy thiếu cái gì.

Thanh mở sách giáo khoa ra xem. Bức về của em chỉ không thật đúng những nét gấp khúc mà thôi, có thiếu gì đâu? Em ngước nhìn bố. Bấy giờ, bố mới chỉ vào sách nói:

– Ngoài đất liền, nước mình còn có rất nhiều hải đảo. Bức bản đồ của con còn thiếu những hòn đảo ấy.

A, Thanh hiểu rồi! Em cầm lấy bút, vẽ thêm những chấm lớn nhỏ tượng trưng cho các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và những hải đảo thân yêu từ Bắc chí Nam.

THEO PHONG THU

Theo em, cô giáo ra bài tập về bản đồ Việt Nam để làm gì? Tìm ý đúng:

a) Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng về bản đồ Tổ quốc.

b) Để học sinh củng cố kiến thức về hình dạng lãnh thổ Việt Nam.

c) Để học sinh nhớ tên các dòng sông lớn, dãy núi cao của Việt Nam.

d) Để học sinh biết cách đánh dấu địa giới các tỉnh, thành trên bản đồ.


4.6

25 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%