Câu hỏi:
12/07/2024 92* Nội dung bài Thái sư Trần Thủ Độ: Câu chuyện kể về sự liêm khiết và giữ đúng phép nước của thái sư Trần Thủ Độ, không vì chức vụ và quyền hạn của mình mà bao che nâng đỡ làm trái với phép nước
Thái sư Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà ông tự cho phép mình vượt qua phép nước. Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức cầu đường. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
– Người có phu nhân xin cho làm chức cầu đường, không thể ví như những cầu đường khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
– Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
– Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho
Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:
– Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
– Kẻ này dám tâu xuống với trầm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc. Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
– Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người
nói thật.
Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư
Trần Thủ Độ có địa vị đặc biệt như thế nào trong triều đình?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trần Thủ Độ là người đã lập ra nhà Trần và là chú của Vua
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc và làm bài tập
Những chấm nhỏ mà không nhỏ
Ai đã học đến lớp Bốn, lớp Năm mà lại không biết tấm bản đồ Việt Nam nhi. Nước Việt Nam hình chữ S, ở giữa là miền Trung cong cong như cái đòn gánh gánh hai đầu Nam, Bắc nặng trĩu hai vựa lúa và núi non, bãi bôi trù phú.
Thế rồi hôm nay, trong bài học Địa lí, cô giáo ra bài tập cho cả lớp. Về bản đồ Việt Nam. Bài tập không khó lắm vì chỉ cần mô tả được hình dạng lãnh thổ của Việt Nam, không phải điền tên núi, tên sông và địa giới các tỉnh, thành.
Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bản, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được, nếu khi nhắm mắt vẫn hiện ra hình chữ S ấy trong đầu. Vẽ xong. Thanh đưa khoe bố:
– Bố ơi, bố xem con về có được không? Con thuộc lòng nên không cần nhìn mẫu đâu.
Bo gật đầu:
– Con vẽ khá đẹp đấy, nhưng còn thiếu.
Thanh ngạc nhiên. Sao lại thiếu nhỉ? Có đủ cả ba miền cơ mà. Bố em cười:
– Ngày bố bằng tuổi con bây giờ, bố đã làm bài tập như thế này. Con hãy nhìn bản đồ mẫu mà xem, sẽ thấy thiếu cái gì.
Thanh mở sách giáo khoa ra xem. Bức về của em chỉ không thật đúng những nét gấp khúc mà thôi, có thiếu gì đâu? Em ngước nhìn bố. Bấy giờ, bố mới chỉ vào sách nói:
– Ngoài đất liền, nước mình còn có rất nhiều hải đảo. Bức bản đồ của con còn thiếu những hòn đảo ấy.
A, Thanh hiểu rồi! Em cầm lấy bút, vẽ thêm những chấm lớn nhỏ tượng trưng cho các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và những hải đảo thân yêu từ Bắc chí Nam.
THEO PHONG THU
Theo em, cô giáo ra bài tập về bản đồ Việt Nam để làm gì? Tìm ý đúng:
a) Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng về bản đồ Tổ quốc.
b) Để học sinh củng cố kiến thức về hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
c) Để học sinh nhớ tên các dòng sông lớn, dãy núi cao của Việt Nam.
d) Để học sinh biết cách đánh dấu địa giới các tỉnh, thành trên bản đồ.
Câu 2:
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tên bài đọc Những chấm nhỏ mà không nhỏ.
Câu 3:
Viết đoạn văn ngắn tả phong cảnh, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép sử dụng cặp từ thích hợp dưới đây để nối các về câu.
vừa... đã...; bao nhiêu... bấy nhiêu; … chưa... đã; càng…càng |
Câu 4:
Trong hai câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Chỉ ra các vế của câu ghép đó:
Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bàn, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được..
Câu 5:
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về lòng yêu nước và về những công dân gương mẫu.
- 1 bài văn tả phong cảnh.
Câu 6:
Viết một đoạn mở bài trực tiếp, một đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn tả phong cảnh theo đề mà em đã chọn ở Bài 12.
Câu 7:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu
Gợi ý
– Việt sử giai thoại (Nguyễn Khắc Thuần)
– Danh nhân đất Việt (Văn Lang, Quỳnh Cư, Nguyễn Anh)
– Kể chuyện Bác Hồ (Nhiều tác giả)
– Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi (Nhiều tác giả)
– Dòng Lô xanh thẳm (Đồ Hàn)
về câu hỏi!