Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
314 lượt thi 34 câu hỏi
Câu 1:
Điền chữ cái H hoặc C vào mỗi ô trống sẫm màu trong bảng dưới để tìm một từ bí ẩn xuất hiện ở tất cả các hàng ngang, dọc, chéo chiều mũi tên.
Câu 2:
Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “học” trong tên bài Có học mới hay? Đánh dấu x vào những ô phù hợp:
Ý
ĐÚNG
SAI
a) Học là đến lớp đều đặn mỗi ngày theo lịch.
b) Học là hoạt động thu nhận kiến thức.
c) Học là tập làm để biết cách làm một việc.
d) Học là bắt chước ai đó để biết cách làm một việc.
Câu 3:
Theo em, chi tiết bạn nhỏ vừa ở lớp về đã “sà ngay vào luống đất” thể hiện điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước những ý em thích:
a) Bạn nhỏ rất thích thú khi được nghịch đất.
b) Bạn nhỏ rất hào hứng với việc học và hành.
c) Bạn nhỏ rất tích cực vận dụng bài học vào thực tiễn.
d) Ý kiến khác (nếu có): ……………………………………………………………….
Câu 4:
Tìm những từ ngữ, hình ảnh cho thấy bạn nhỏ yêu thích công việc và làm việc rất khéo léo. Đánh dấu x vào những ô phù hợp:
Từ ngữ, hình ảnh
Bạn nhỏ rất yêu thích công việc
Bạn nhỏ làm việc rất khéo léo
Con vừa ở lớp về
Sà ngay vào luống đất
Bắt chước cô làm đất
Con cuốc, cào, xáo tơi
Tay nhỏ vun ủ hạt
Đất mịn vồng mâm xôi
Bắt chước cô tưới nước
Con nhẹ nhàng đôi tay
Con tưới cây) nước rơi như mưa bay
Câu 5:
Mỗi lần nhận được thư của bạn nhỏ, bố của bạn cảm thấy thế nào? Vì sao? Đánh dấu x vào những ô phù hợp:
a) Cảm thấy mừng vì vẫn nhận được thư của con.
b) Cảm thấy vui khi con biết yêu trường, yêu lớp.
c) Cảm thấy tự hào vì con chăm ngoan, học giỏi.
d) Cảm thấy thích thú vì biết điều bí mật của con là gì.
Câu 6:
Em hiểu “điều bí mật” của bạn nhỏ là gì? “Điều bí mật” đó có kết quả tốt đẹp như thế nào? Đánh dấu üvào ô trống trước ý em thích:
Đó là một vật giấu trong luống đất, bạn nhỏ đã xáo tơi đất và tìm được vật đó.
Đó là một hạt cam; từ hạt cam ấy, bạn nhỏ đã trồng được cây cam cho quả ngọt.
Đó là trang vở của bạn nhỏ với những dòng chữ ngày càng ngày ngắn và đẹp.
Ý kiến khác (nếu có):……………………………………………………………
Câu 7:
Bạn nhỏ trong bài thơ có những điểm gì đáng khen?
Câu 8:
Bạn nhỏ trong bài thơ có những điểm đáng khen như bạn đã rất thích và chăm sóc rất kĩ cây cam mà bạn trồng, chăm chỉ viết thư cho bố kể cho bố nghe về học tập…
Câu 9:
Vì sao lúc đầu Lý định nhờ Diệp cắt chữ U nhưng sau đó lại không nhờ nữa? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Vì chữ U Diệp cắt cũng méo mó như chữ mà Lý cắt.
b) Vì chữ U Diệp cắt giúp Lý xấu hơn chữ U trong vở của Diệp.
c) Vì Lý nhớ lời cô giáo: Các bạn không được cắt chữ giúp nhau.
d) Vì Lý muốn tự cắt chữ U để luyện cho tay mình khéo léo.
Câu 10:
Lý đã cố gắng như thế nào để cắt được chữ U ưng ý? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Lý phải cắt chữ U theo chữ mẫu trong vở của Diệp.
b) Lý phải tập lia kéo thật ngọt giống như Diệp đã làm.
c) Lý phải cắt, dán mười hai chữ U vào vở rồi chọn chữ ưng ý nhất.
d) Lý phải luyện tập miệt mài, chăm chú, cắt rất nhiều chữ U.
Câu 11:
Từ câu chuyện của Diệp và Lý, em rút ra bài học gì cho bản thân?
a) Bài học về tình bạn và cách giúp đỡ nhau trong học tập:
………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
b) Bài học về quyết tâm rèn luyện trong học tập:
Câu 12:
Nối đúng nghĩa ở bên B phù hợp với mỗi tiếng học ở bên A:
A
B
a) Học hành
1) thu nhận kiến thức qua sách vở và thực tế
b) Toán học
c) Học sinh
2) môn học, ngành khoa học
d) Học thức
e) Học lực
g) Học vấn
3) kiến thức
h) Thiên văn học
Câu 13:
Dựa theo nghĩa của tiếng hành, nối các từ dưới đây vào nhóm thích hợp.
thực hành
đồng hành
hành quân
tiến hành
a) Hành có nghĩa là đi.
b) Hành có nghĩa là làm.
hành động
hành nghề
xuất hành
hành khúc
Câu 14:
Em hãy đóng vai Lý hoặc Diệp trong bài đọc Làm thủ công, viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện cắt chữ U trong đoạn văn có sử dụng các từ ngữ nói về việc học hành.
Câu 15:
Thuỵ và các bạn ươm mầm để làm gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Để cho vui sau buổi học vất vả ở trường.
b) Để quan sát quá trình nảy mầm của hạt cây.
c) Để có cây non trồng trong vườn của gia đình.
d) Để mang mầm cây đến lớp đổi cho nhau.
Câu 16:
Chi tiết nào cho thấy Thuỵ quan sát rất kĩ quá trình nảy mầm của hạt đậu đen và hạt muồng hoàng yến? Đánh dấu x vào những ô phù hợp:
a) Thuỵ quan sát hạt muồng hoàng yến từ lúc trương nở tới lúc mầm cây vươn dậy.
b) Thuy phát hiện ra hạt muồng hoàng yến chậm nảy mầm hơn hạt đậu đen.
c) Thuỵ nói cho ông biết là cần ngâm hạt muồng hoàng yến vào nước trước khi gieo.
d) Thuỵ nói cho ông biết là mầm cây muồng hoàng yến khoẻ hơn mầm cây đậu đen.
Câu 17:
Em hãy giúp Loan giải thích cho các bạn về sự nảy mầm của hạt gấc.
* Gợi ý:
- Vì sao hạt gấc đã đồ xôi vẫn nảy mầm được?
- Vì sao cùng được ươm với thời gian như nhau nhưng hạt cây khác của các bạn đã nảy mầm còn hạt cây gấc của Loan vẫn chưa nảy mầm?
Câu 18:
Theo em, Thuỵ, Loan và các bạn đã học được những gì từ tiết thực hành? Đánh dấu x vào ô trống trước ý em thích:
Các bạn biết thêm một số kinh nghiệm ươm mầm cây từ hạt.
Các bạn biết thêm nhiều điều thú vị về sự nảy mầm của hạt cây.
Các bạn ý thức được: Muốn hiểu sâu sắc bài học thì phải thực hành.
Câu 19:
Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của thực hành trong học tập?
- Trong học tập, thực hành: ……………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….
Câu 20:
Cuộc trò chuyện của thầy giáo và các bạn học sinh diễn ra ở đâu? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Cuộc trò chuyện diễn ra trong sân trường.
b) Cuộc trò chuyện diễn ra ở một cánh đồng.
c) Cuộc trò chuyện diễn ra bên một bếp lửa.
d) Cuộc trò chuyện diễn ra bên một bờ ao.
Câu 21:
Theo em, lời thầy giáo miêu tả bầu trời mùa hè có tác dụng như thế nào đối với học sinh? Đánh dấu x vào ô trống trước ý em thích:
Khuyến khích học sinh quan sát kĩ bầu trời và chọn từ ngữ thích hợp để tả.
Khuyến khích học sinh tả những điều quan sát được theo cách riêng của mình.
Khiến học sinh có mong muốn tả thật hay những điều mình đã quan sát.
Câu 22:
a) Việc mỗi bạn học sinh miêu tả bầu trời mùa thu bằng những hình ảnh khác nhau nói lên điều gì? Đánh dấu x vào ô trống trước ý em thích:
Các bạn học sinh rất hào hứng với tiết học.
Các bạn học sinh có cảm nhận khác nhau về bầu trời.
Các bạn học sinh muốn nói điều quan sát được theo cách riêng.
b) Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 23:
Theo em, giờ học được kể trong bài đọc có gì đặc biệt và thú vị? Đánh dấu x vào ô trống trước ý em thích:
Giờ học không diễn ra ở lớp mà diễn ra ở một cánh đồng.
Học sinh được quan sát thiên nhiên và nói cảm nghĩ theo cách riêng.
Học sinh được khám phá rất nhiều điều mới mẻ, thú vị về thiên nhiên.
Câu 24:
a) Viết tên người, tên địa lí nước ngoài trong đoạn văn dưới đây vào nhóm thích hợp:
Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i Pa-xtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hoà lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
Tên riêng có một bộ phận
Tên riêng có hai hay nhiều bộ phận
………………………………………….
b) Nếu bộ phận tạo thành tên riêng gồm nhiều tiếng thì cần viết ra thế nào? Đánh dấu x vào những ô phù hợp:
a) Viết dấu gạch ngang giữa các tiếng trong mỗi bộ phận.
b) Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch ngang.
c) Viết dấu gạch nối giữa các tiếng trong mỗi bộ phận.
d) Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch nối.
Câu 25:
Các tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 2, sách giáo khoa Tiền Việt 5, tập một, trang 47 được viết khác các tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 1 như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Không viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng.
b) Viết hoa tất cả các chữ cái tạo thành tên riêng.
c) Viết giống như cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
d) Viết dấu gạch nối giữa các bộ phận tạo thành tên riêng.
Câu 26:
Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc:
a) Tên người: Mari Quy-ri, Yécxanh, lu-ri ga-ga-rin, An-phrét Nôben, Alếchxây tônxtôi.
…………………………………………………………………………………………
b) Tên địa lí: Ba lan, PhiLipPin, Kyôtô, Xanh pêtécbua.
Câu 27:
Viết tên của 3 nước và tên thủ đô của mỗi nước đó:
Tên nước
Tên thủ đô
Câu 28:
(1 điểm) Âm thanh nào vào buổi sáng cho biết người trong mường đã dậy làm việc? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Tiếng gà cất bài kèn lanh lảnh.
b) Tiếng trâu lội vũng nước mưa đêm bì bõm.
c) Tiếng chày giã gạo khắp xóm trên xóm dưới.
d) Tiếng chim rừng vén màn sương đục mờ.
Câu 29:
(1 điểm) Vì sao bạn nhỏ chứng kiến được tất cả quang cảnh buổi sớm ở Mường Động? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Vì bạn nhỏ dậy từ rất sớm.
b) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng gà gáy.
c) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng chim rừng hót.
d) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng mọi người gọi nhau.
Câu 30:
(1 điểm) Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất chăm chỉ? Đánh dấu x vào những ô phù hợp:
a) Bạn nhỏ giúp gia đình vác nước.
b) Bạn nhỏ giúp gia đình giã gạo nấu cơm.
c) Bạn nhỏ ôn lại bài chuẩn bị cho kì thi.
d) Bạn nhỏ tập kiếm chuẩn bị cho hội đồng diễn.
Câu 31:
(2 điểm) Viết từ phù hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây:
Bạn nhỏ trong bài thơ Buổi sớm ở Mường Động là một học sinh ………………………………….. (chăm chỉ, chăm học). Mỗi buổi sáng, bạn đều dậy sớm giúp cha mẹ ………………………………….. (thực hành, làm) một số công việc vừa sức và ôn lại những ………………………………….. (bài, bài tập) đã học trước khi tới trường.
Câu 32:
(5 điểm) Viết theo 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em.
b) Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3.
Câu 33:
Em tự chấm điểm và cho biết mình đạt yêu cầu ở mức nào?
Câu 34:
Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
63 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com