Soạn Tiếng Việt 5 Cánh diều Bài 16: Cánh chim hoà bình có đáp án

182 lượt thi 51 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 3:

Nội dung bài Biểu tượng của hoà bình: Bài đọc nói về sự ra đời các lần thay đổi và ý nghĩa của mỗi biểu tượng hoà bình trên thế giới

Biểu tượng của hoà bình

Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hoa.

Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.

Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).

Về sau, biểu tượng của Hậu-tom được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.

THEO TRUNG ANH

Các biểu tượng hoà bình gắn với hình ảnh cây ô liu xuất hiện từ bao giờ


Câu 27:

Nội dung bài Những con hạc giấy: Câu chuyện kể về cô bé Xa – đa – kô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử do chiến tranh Mỹ gây ra, với một niềm tin vào sự sống cô bé đã kiên trì gấp đủ 1000 con hạc giấy nhưng vẫn không qua khỏi, câu chuyện còn là thông điệp nhắn nhủ đến người đọc về niềm khát khao mơ ước hoà bình trên thế giới của trẻ em ở khắp mọi nơi.

Những con hạc giấy

Câu chuyện trong bài đọc diễn ra trong hoàn cảnh nào? (ảnh 1)

Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. 100% Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-tô-si-ma và Na-ga-so-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu.

Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị.

Nằm trong bệnh viện nhằm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em lặng lẽ nên đau, miệt mài gấp học. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tấp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô. Nhưng Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy.

Xúc động trước cái chết của Xa-đa-kô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sân-ba-zu-ru ("Ngàn cánh học"). được dựng lên ở Công viên Hòa bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao 9 mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-kô – gia cao hai tay nâng một con học lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khác những lời tha thiết. “Chúng em kêu gọi Chúng em nguyện cầu: Hoà bình cho thế giới".

Theo sách Những mẩu chuyện lịch sử thế giới

Câu chuyện trong bài đọc diễn ra trong hoàn cảnh nào?


Câu 36:

Nội dung của bài Việt Nam ở trong trái tim tôi: Câu chuyện kể về bà Ray – mông – Điêng một người dân Pháp đấu tranh, ngăn chặn, chống lại chính quyền Pháp gây chiến tranh ở Việt Nam

Việt Nam ở trong trái tim tôi

Vì sao bà Ray-mông Điêng phản đối việc đưa xe tăng sang Việt Nam? (ảnh 1)

Ngày 23-2-1950, hàng trăm người dân Pháp. kéo về nhà ga thành phố Xanh Pi-e biểu tình, ngăn đoàn tàu chở xe tăng sang Việt Nam gây tội ác. Một trong những người dẫn đầu là chị Ray-mông Điêng, năm ấy 21 tuổi.

Đúng trong đoàn biểu tình, nghe tiếng còi hú vang, Ray-mông Điêng chỉ kịp nghĩ: "Bằng mọi cách, phải ngăn nó lại!". Chị lao ra khỏi đám đồng, nằm úp mặt xuống đường ray xe lửa, hai tay dang rộng. Đoàn tàu băng băng tiến đến Nhiều người hết lên. Nhận ra có người nằm trên đường sắt, lái tàu phanh gấp. Trượt thêm vài chục mét, chiếc đầu tàu dùng lại trước cô gái dũng cảm chỉ vài bước chân. Sau sự kiện đó, Ray-mông Điêng bị toà án binh xử tù. Nhưng trước sự phản đối mạnh mẽ của người dân, sau gần một năm giam giữ, chính quyền Pháp buộc phải trả tự do cho chị.

Tháng 10 năm 1956, Ray-mông Điêng sang thăm Việt Nam. Tại sân ga Hà Nội, hàng nghìn người hân hoan chào đón bà. Các em nhỏ tặng bà những bó hoa tươi thắm nhất. Cũng trong dịp ấy, bà đã vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiếc đồng hồ đeo tay Bắc Hồ tặng là một trong những kỉ vật được bà trân trọng gìn giữ mãi. Ở tuổi 80, Ray-mông Điêng vẫn tiếp tục các hoạt động đầu tranh vì hoà bình và giúp đỡ trẻ em Việt Nam bị tật nguyền do chất độc màu da cam. Bà nói: "Việt Nam luôn rạng ngời và in đậm trong trái tim tôi.". Ngày nay, con phố dẫn đến nhà ga diễn ra sự kiện Ray-mông Điêng chặn đoàn tàu chở xe tăng năm xưa được đặt tên là “Phố 23 tháng Hai 1950". Tên của người phụ nữ dũng cảm cũng được đặt cho một đường phố ở khu đô thị hiện đại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố

THEO HỒNG NHỊ - TRỊNH TUẤN

Vì sao bà Ray-mông Điêng phản đối việc đưa xe tăng sang Việt Nam?


Câu 45:

Đọc và làm bài tập

                                                  Ngọn lửa Ô-lim-pích

Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ. Địa điểm đầu tiên được chọn để tổ chức Đại hội là thành phố Ô-lim-pi-a, nằm dưới chân Ô-lim-pơ - ngọn núi thiêng, được người Hy Lạp coi là nơi ở của các vị thần linh.

Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thưởng kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật... Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.

Từ năm 1896, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới với 43 môn thi đấu. Đến năm 1900, Đại hội đã tăng lên 95 môn thi đấu. Đây là Đại hội đầu tiên có vận động viên nữ tham gia. Biểu tượng của Đại hội Ô-lim-pích là năm vòng tròn với năm màu, tượng trưng cho năm châu. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới nơi tổ chức sẽ được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị.

Theo sách Những mẩu chuyện lịch sử thế giới

Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đầu tiên được tổ chức từ bao giờ, ở nước nào? Tìm ý đúng.  a) Từ gần 3.000 năm trước, ở nước Hy Lạp cổ. (ảnh 1)

Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đầu tiên được tổ chức từ bao giờ, ở nước nào? Tìm ý đúng.

a) Từ gần 3.000 năm trước, ở nước Hy Lạp cổ.

b) Từ gần 3.000 năm trước, ở thành phố Ô-lim-pi-a.

c) Từ năm 1896, ở thành phố Ô-lim-pi-a.

d) Từ năm 1896, ở nước Hy Lạp cổ.


4.6

36 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%