Soạn Tiếng Việt 5 Cánh diều Bài 17: Vươn tới trời cao có đáp án

  • 58 lượt xem

  • 47 câu hỏi


Câu 11:

* Nội dung bài Vinh danh nước Việt:  Bài đọc là câu chuyện và sự vinh danh đối với nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu một người con đất Việt với hàng trăm đề tài, công trình nghiên cứu thiên văn học đã góp phần vào nền nghiên cứu thiên văn học cảu nước nhà

Vinh danh nước Việt

Ngày 24-10-1995, một sự kiện “xưa nay hiếm” đã diễn ra tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nhiều nhà khoa học hãng đầu của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Việt Nam đã đến đây quan sát một hiện tượng hàng chục năm mới có: nhật thực toàn phần. Trong đoàn nghiên cứu của Pháp có nhà thiên văn học nổi tiếng Nguyễn Quang Riệu, giáo sư Đại học Xoóc-bon, giám đốc nghiên cứu của Đài Thiên văn Pa-ri.

Giáo sư Nguyễn Quang Riệu sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ đưa lên thăm Đài Thiên văn Phủ Liễn. Ông được giải thích rằng đài thiên văn có những thiết bị để nhìn lên trời. Mặc dù lúc ấy chưa biết con người nhìn lên trời để làm gì, nhưng hình ảnh Đài Thiên văn Phú Liên chắc hẳn là một trong những cơ duyên đã dẫn ông đến với công việc khám phá bầu trời khi sang Pháp học.

Cả cuộc đời lao động miệt mài, Nguyễn Quang Riệu đã công bố hơn 150 công trình nghiên cứu. Năm 1972, ông xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga và được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Từ năm 1976, ông thường xuyên về quê hương nghiên cứu và dạy học Vào thời điểm diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần, Nguyễn Quang Riệu được cấp kinh phí mua thiết bị thiên văn mang về Việt Nam. Sau đó, ông đã đề nghị để lại thiết bị giúp các nhà thiên văn học Việt Nam quan sát bầu trời. Ông cũng là người đứng ra xin học bổng của Pháp cho sinh viên Việt Nam và hướng dẫn nhiều người làm tiến sĩ tại Pháp.

Với những đóng góp có ý nghĩa cho khoa học và Tổ quốc, năm 2004, ông đã được trao tặng Giải thưởng Vinh danh nước Việt.

THEO NGUYỄN XUÂN

Theo bài viết, cơ duyên nào đã dẫn ông Nguyễn Quang Riệu đến với công việc khám phá bầu trời?


Câu 22:

a)

- Mục đích: Để kỉ niệm ngày thành lập đối thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 26/3

- Thời gian: 8:00 -10:30 ngày 26/3/2025

- Nội dung cụ thể:

8:00 – 8:30

Ổn định tổ chức đón tiếp đại biểu

8:30 – 9:00

Văn nghệ chào mừng

9:00 – 9:30

- Lễ tổng kết hoạt động Đội và các chiến công của Đội viên.

- Phát biểu và trình bày về tầm quan trọng của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

9:30 – 10:00

Trao giải và khen ngợi cho những thành tích xuất sắc.

10:00 – 10:30

Xem video hoạt động đội và bế mạc chương trình

 

b)

- Mục đích: Tạo sân chơi bổ ích và phương pháp học tập thực tế cho học sinh

- Thời gian: Ngày 12/5/2025

- Nội dung cụ thể Xác định Địa Điểm Tham Quan: Chọn một di tích lịch sử có ý nghĩa đặc biệt, có thể là một bảo tàng, lâu đài, hoặc địa điểm lịch sử nổi tiếng.

- Thông Báo và Thu Thập Thông Tin:

+ Gửi thông báo và lịch trình chương trình cho tất cả các tham gia.

+ Thu thập thông tin lịch sử và các chi tiết về di tích để có sự hiểu biết sâu sắc hơn.

-  Buổi Sáng: Lễ Khởi Động và Hướng Dẫn

+ Thời gian: 8:00 - 9:00

+ Nội dung:

Lễ khởi động và giới thiệu về chuyến tham quan.

Hướng dẫn về các quy tắc an toàn và giữ gìn môi trường khi tham quan.

- Buổi Sáng: Thăm Di Tích Lịch Sử

+ Thời gian: 9:00 - 12:00

+ Nội dung:

Hướng dẫn của người hướng dẫn hoặc giáo viên về lịch sử và ý nghĩa của di tích.

Thăm các khu vực quan trọng, ngôi nhà lịch sử, triển lãm và bảo tàng.

- Buổi Trưa: Nghỉ Trưa và Trò Chơi Nhóm

+ Thời gian: 12:00 - 13:30

+ Nội dung:

Nghỉ trưa tại khu vực tiện ích hoặc mang theo đồ ăn.

Tổ chức các trò chơi nhóm như câu đố lịch sử hoặc trò chơi về di tích.

-  Buổi Chiều: Hoạt Động Tương Tác và Thảo Luận

+ Thời gian: 13:30 - 15:30

+ Nội dung:

Hoạt động tương tác như việc thử trải nghiệm các hoạt động thủ công lịch sử.

Thảo luận nhóm về những điều họ học được và ý nghĩa của di tích lịch sử.

- Buổi Tối: Chia Sẻ Trải Nghiệm và Kết Luận

+ Thời gian: 16:00 - 17:00

+ Nội dung:

Chia sẻ trải nghiệm và học hỏi của mỗi người.

Tổ chức buổi kết luận với các bài diễn thuyết ngắn và trình bày về những điều mới mẻ họ đã học.

-  Kế Hoạch Tương Lai:

+ Thời gian: 17:00 - 17:30

+ Nội dung:

Thảo luận về việc tổ chức các chuyến tham quan và hoạt động tương tự trong tương lai.

Thu thập ý kiến đóng góp và phản hồi từ tất cả các tham gia.


Câu 23:

Nội dung bài Chiếc khí cầu: Câu chuyện kể về chuyến phiêu lưu của những nhà thám hiểm yêu bầu trời và sự tự do cùng với những sự việc thú vị diễn ra tại một khu dân cư xa

Chiếc khí cầu

Sau hai ngày đêm di chuyển trên không, các nhà du hành quyết định hạ chiếc khi cầu Vich-to-ri-a xuống gần một khu dân cư. Dân chúng tò mò và mạnh bạo tiến về phía họ. Bác sĩ Phe-gu-xon buột miệng nói vài từ địa phương.

Thấy vậy, một người ăn mặc như thầy phù thuỷ liền bắt chuyện, Bác sĩ cuối cùng cũng hiểu ra rằng đám đông tưởng nhằm chiếc khi cầu là Thần Mặt Trăng. Thầy phù thuỷ nói rằng đức vua của họ đang ốm nặng và mời những đứa con của Mặt Trăng đến chữa bệnh cho ngài.

Bác sĩ theo thầy phù thuỷ vào cung vua. Với vài giọt thuốc bổ cực mạnh, ông đã làm cho nhà vua hồi tỉnh. Thật không khác gì một phép màu! Từ cung vua đến ngoài đường vang lên những tiếng reo hò vui mừng tột độ.

Sáu giờ chiều, một đám đông hộ tống bác sĩ quay về chiếc khí cầu. Bất chợt, họ kêu ầm lên rồi vây lấy ông, xô đẩy, đe doạ ông, Chẳng ai hiểu có việc gì đã xảy ra : Chẳng lẽ đức vua đã chết? Bác sĩ nhanh chóng leo lên chiếc thang dây

– Có việc gì vậy? – Mọi người lo lắng hỏi.

Bác sĩ Phơ-gu-xơn lặng lẽ chỉ tay về phía chân trời. Một vầng trăng đang từ từ nhô lên. Hoá ra đám đông không tin được là có thể có hai Thần Mặt Trắng. Họ nghi ngờ ba nhà du hành là những kẻ gian dối.

Lão phù thuỷ đã leo tốt lên cây, giữ chặt lấy cái neo khí cầu. Khi cái mỏ neo thoát ra được, chiếc khi cầu bay vọt lên, kéo theo lão cùng bay vào bầu trời. Lão phù thuỷ mắt mở trùng trùng, vừa sợ hãi vừa ngạc nhiễn. Nửa giờ sau, bác sĩ chỉnh cho chiếc khi cấu hạ xuống dần. Lão phù thuỷ nhảy vội xuống đất, trong khi chiếc khi cầu đã nhẹ bớt, bay vọt lên cao.

Theo GIUYN VÉC-NƠ (Trọng Thảo phỏng dịch)

Những chi tiết nào ở đoạn 1 cho thấy chiếc khí cầu là một vật rất lạ lùng đối với mọi người vào thời điểm diễn ra câu chuyện?


Câu 32:

Nội dung của bài Bạn muốn lên Mặt Trăng: Câu chuyện là cuộc nói chuyện về khoảng cách của Mặt Trăng và Trái Đất, và cách thức để đi lên Mặt Trăng bằng các loại phương tiện giao thông khác nhau

Bạn muốn lên Mặt Trăng?

Mặt Trăng xa hơn rất nhiều so với chúng ta tưởng. Đi bộ sẽ mất 100 năm. Bay bằng khí cầu: 2 năm rưỡi. Ngồi tàu hoả cao tốc: 55 ngày. Đi bằng máy bay phản lực: cần nửa tháng.

Tính ra, đi máy bay là nhanh nhất. Vậy thì chúng mình lên máy bay và xuất phát thôi. Nhưng sao không rời khỏi Trái Đất được nhỉ? Thật tiếc là máy bay chỉ có thể bay tới độ cao 30 ki-lô-mét nơi còn đủ không khí. Sức hút của Trái Đất cũng là nguyên nhân khiến máy bay không thể bay cao hơn.

Để bay đến Một Trăng, cần một phương tiện có thể hoạt động ở cả những nơi không có không khí và thắng được sức hút của Trái Đất. Con người đã sáng tạo ra phương tiện đó: tên lửa. Tên lửa nặng gần 3.000 tấn, cao hơn 100 mét và có đường kính hơn 10 mét. Cổng kềnh như vậy nhưng với tốc độ 11,2 ki-lô-mét một giây, tên lửa có thể đưa tàu vũ trụ tới Mặt Trăng. Dù tính cả một đêm nghỉ lại Mặt Trăng, bạn chỉ mất 8 ngày để đi và về. Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy rèn luyện sức khoẻ để chuẩn bị lên đường nhé

Theo MÁT-SƯ-Ô-KA TÔ-RƯ (Trần Bảo Ngọc dịch)

Bài đọc giúp em hình dung khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng bằng cách nào? (ảnh 1)

Bài đọc giúp em hình dung khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng bằng cách nào?


Câu 41:

Đọc và làm bài tập

Vì sao có cầu vồng?

Sau cơn mưa, trên bầu trời vẫn còn lơ lũng các hạt nước nhỏ. Khi ánh nắng Mặt Trời chiếu qua những giọt nước nhỏ ấy, tia sáng bị phân thành các màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím; tạo nên vòng ánh sáng bảy màu. Đó là cầu vồng.

Trái Đất có độ cong nên ta chỉ có thể thấy được một nửa cầu vồng. Chỉ khi nào quan sát bằng vệ tinh hay tàu vũ trụ, cả một vòng cầu vồng mới hiện ra.

Vào mùa hè, sau khi mưa xong, có lúc trên bầu trời sẽ xuất hiện hai dải cầu vồng. Dải bên ngoài được gọi là cầu vồng ngoài. Màu sắc của nó nhạt hơn cầu vồng trong. Thứ tự sắp xếp màu của nó cũng ngược lại với cầu vồng trong: tím, chàm, lam, lục, vàng, da cam, đỏ.

Cầu vồng có thể được nhìn thấy bất cứ khi nào có giọt nước trong không khí và ánh sáng chiếu đến từ phía sau chúng ở một góc thích hợp. Vì vậy, vào lúc sáng sớm hoặc chạng vạng tối, những ngày trời trong xanh, bạn chỉ cần đứng quay lưng lại Mặt Trời, phun nước lên không trung là ngay lập tức hiện ra một chiếc cầu vồng nhân tạo.

Theo sách 10 vạn câu hỏi Vì sao?

Cầu vồng được tạo ra như thế nào? Tìm ý đúng:  a) Cầu vồng được con người tạo ra trong con mưa.  b) Cầu vồng được bảy màu sắc phối hợp với nhau tạo ra. (ảnh 1)

Cầu vồng được tạo ra như thế nào? Tìm ý đúng:

a) Cầu vồng được con người tạo ra trong con mưa.

b) Cầu vồng được bảy màu sắc phối hợp với nhau tạo ra.

c) Cầu vồng được nắng phối hợp với bảy màu sắc tạo ra.

d) Cầu vồng được nắng chiếu qua những hạt nước nhỏ tạo ra.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận