Soạn Tiếng Việt 5 Cánh diều Bài 4: Có chí thì nên có đáp án

  • 51 lượt xem

  • 47 câu hỏi


Câu 3:

* Nội dung bài Sự tích dưa hấu: Câu chuyện kể về chàng trai Mai An Tiêm vô cùng tài giỏi, được vua Hùng tin dùng và gả con gái cho, do sự ghen ghét đố kị của những kẻ nịnh thần. Mai An Tiêm bị vua đày ra đảo hoang sinh sống. Nhưng không vì thế mà chàng bỏ cuộc, với sự tài giỏi và sự chăm chỉ cần cù vốn có, Mai An Tiêm vẫn duy trì được cuộc sống tốt và được Vua Hùng gọi trở lại cung

Sự tích dưa hấu

Ngày xưa có một chàng trai tên là Mai An Tiêm. Chàng rất tài giỏi nên được Vua Hùng tin dùng và gả con gái nuôi cho. Mọi người thường tấm tắc khen chàng may mắn. Có lần, An Tiềm nhún nhường bảo họ:

– Tất cả cũng là nhờ chịu thương chịu khó thôi.

Ai ngờ có kẻ ghen ghét, tâu với Vua Hùng. Vua tức giận, bảo:

– Cho nó ra một đảo hoang xem nhờ ai mà nó có cuộc sống như hôm nay. Thế là vợ chồng chàng bị đày ra một đảo xa.

Hôm đặt chân lên bãi cát hoang vu, vợ chàng lo lắng bảo:

– Chúng ta chết ở đây mất thôi.

          – Trời luôn có mắt. Nàng đừng lo! – An Tiêm an ủi vợ.

Hai vợ chồng làm nhà cửa, tìm nguồn nước, đánh cá,… để sinh sống. Bỗng một hôm, có đàn chim từ đầu bay đến, nhả xuống bãi cắt mấy hạt cây. Ít lâu sau, hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây bò lan, xanh um cả bãi cát. Rồi cây ra quả. Hoá ra, đó là một loại dưa ruột đỏ tươi, hạt đen nhãnh, vị ngọt và thanh mất. Từ hôm đó, hai vợ chồng cố trồng thêm thật nhiều dưa làm thức ăn.

Một hôm, có chiếc thuyền đánh cá đi lạc ra đảo. Mai An Tiêm giúp người trên thuyền sửa buồm lãi để trở về, không quên gửi tặng dưa để người ở đất liền nếm thử. Tiếng đồn về loại dưa ngon lan xa. Từ đó, các tàu buôn tấp nập ghế đến đổi hàng lấy dưa. Gia đình An Tiêm lại sống đầy đủ như xưa.

Một lần, Vua Hùng sai người ra đảo dò xét xem An Tiêm sống thế nào. Nghe sứ thần kể lại, nhà vua khen thầm vợ chồng người con, bèn cho triệu họ về. Hạt giống An Tiêm đem về được dân chúng trồng ở những vùng đất cát, trở thành một thứ cây danh tiếng. Đó là cây dưa hấu ngày nay.

 Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI

Vì sao Vua Hùng tin dùng và gả con gái nuôi cho Mai An Tiêm?


Câu 11:

Nhận xét về cách tả ngoại hình của người trong các đoạn văn in nghiêng dưới đây:

a) Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng.

       Nó trạc tuổi thằng Chân "Phệ" nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khoẻ mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những mũi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ.

Theo TRẦN VĂN

b) Chấm không phải là một cô gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

       Chấm có một thân hình nở nang, cân đối. Hai cánh tay béo lẳn và chắc nịch, hai vai tròn và cái cổ cao. Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được. Đôi lông mày loà xoà tự nhiên làm cho đôi mắt sắc sảo của Chấm dịu dàng đi. Đôi mắt ấy đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình.

Theo ĐÀO VŨ

Gợi ý

– Tác giả tả những đặc điểm nào về ngoại hình của nhân vật?

– Các đặc điểm đó được miêu tả theo trình tự như thế nào?

– Những đặc điểm nào gợi cho em nghĩ đến tính cách của nhân vật?

– Tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế, chính xác của tác giả?


Câu 15:

* Nội dung bài “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi: Câu chuyện kể về sự quyết tâm nỗ lực trong cuộc đời cậu bé Bưởi mồ côi cha từ nhỏ phải theo mẹ bán hàng rong. Sau này khi được nhận nuôi cậu làm đủ mọi nghề nghiệp, có lúc mất hết nhưng ông cũng không nản chí và trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”

“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi

Cậu bé Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quầy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đúng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngõ, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,... Có lúc trắng tay, ông vẫn không nản chí.

Bạch Thái Buổi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của người Hoa, người Pháp đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kế. Khách đi tàu của ông ngày một đồng. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp. phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xuống sửa chữa tàu, thuên kĩ sư giỏi trong nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái Môn lịch sử. Hồng Bàng, Lạc Long, Trung Trắc, Trưng Nhi,

Chi trong mười năm, Bạch Thái Buổi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế". như đánh giá của người cùng thời.

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam

Những chi tiết về tuổi thơ và tuổi trẻ của Bạch Thái Bưởi cho thấy ông là người như thế nào?


Câu 23:

Nhận xét về cách tả hoạt động, tính cách của người trong các đoạn văn dưới đây:

a) Tấm lưới rộng đang vá trải phủ lên hai đầu gối Thắng. Tay cậu bé cắm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo. Chỗ lưới thủng toạc theo đà tay của nó cứ mỗi lúc một nhỏ dần lại. Tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt nó thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai. Vừa nhác trông thấy lũ trẻ chạy xuống bến, Thắng vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, đứng lên giơ tay xua xua ra hiệu với các bạn như bảo đừng gọi. Cậu bé chỉ vào mẹ nó lúc ấy đang cúi xuống thổi lửa. Nó rón rén bước đến mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước êm không một tiếng động. Nó ngụp một cái, lặn biến đi như một con cá. Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn bạn lặn vừa ghen vừa phục.

Theo TRẦN VÂN

b) Chấm hay làm thực sự, không làm chân tay cứ bứt rút sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng Hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được. Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác. Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

Theo ĐÀO VŨ

Gợi ý

- Ở đoạn văn a, các hoạt động của nhân vật được tả theo trình tự nào? Những hoạt động ấy nói lên điều gì về tính cách của nhân vật?

– Tìm những câu miêu tả tính cách của nhân vật trong đoạn văn b.

Mỗi tính cách ấy được thể hiện qua những hoạt động nào? Tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế và chính xác của tác giả.

- Tác giả thể hiện tình cảm đối với nhân vật qua những từ ngữ, chi tiết nào?


Câu 32:

* Nội dung bài Tiết mục đọc thơ: Câu chuyện nói về sự kiên trì nghị lực của cô bé Pát – Ty bị khiếm khuyết phát âm nhưng vẫn khao khát có thể đọc một bài thơ.

Tiết mục đọc thơ

Lũ trẻ đang say sưa tập các tiết mục văn nghệ để chuẩn bị cho buổi biểu diễn. Cô giáo đang cắm cúi với chồng sổ sách, đến khi ngẩng lên, mới thấy Pát – ty đã đứng trước mặt từ khi nào. Cô bé nói với giọng tha thiết

– Thưa cô, mọi năm em đều nhận những vai không phải nói nhiều. Năm nay, cô cho em đọc một bài thơ, được không cố

Nhìn vào đôi mắt của Pát-ly, cô giáo không nỡ từ chối. Nhưng rất khó tìm được bài thơ nào phù hợp với khiếm khuyết phát âm của Pát-ly. Cuối cùng, cô quyết định cùng tập với em để giúp em khắc phục những lỗi phát âm ấy.

Ngày qua ngày, Pát-ty chăm chỉ luyện tập, cố phát âm từng từ, từng câu theo hướng dẫn của cô giáo.

Đêm văn nghệ rồi cũng đến. Các tiết mục được trình diễn trong những tràng pháo tay tán thưởng nhiệt tĩnh của khán giả. Khi giọng người dẫn chương trình cất lên: "Tiết mục đọc thơ tiếp theo sẽ do Pát-ly biểu diễn.", tất cả mọi người đều vô cùng bất ngờ.

Pát-ty buộc ra sân khấu, mắt ngời sáng. Cô bé cất cao giọng đọc bài thơ, từng từ, từng cầu rõ ràng, rành mạch như cô giáo hướng dẫn. Cuối cùng cô bé cúi chào khán giả trong niềm vui khôn tả.

Tiếng reo hỗ và những tràng pháo tay rộ lên, vang mãi không ngớt. Cô giáo xúc động ôm chầm em học trò nhỏ dũng cảm. Pát-ly vui mừng nói:

– Cô ơi, em cảm ơn côi

Cô giáo giữ Pát-ty trong vòng tay, thì thầm:

– Chính cô phải cảm ơn em. Em đã chứng minh là không có điều gì không thể làm được, nếu thực sự cố gắng

Theo sách Trong yêu thương, tất cả sẽ lớn lên

Vì sao trước đây Pát-ty luôn nhận những vai diễn không phải nói nhiều? (ảnh 1)

Vì sao trước đây Pát-ty luôn nhận những vai diễn không phải nói nhiều?


Câu 41:

Đọc và làm bài tập

Cậu bé Kơ Sung

Kơ Sung sống cùng bố mẹ, anh Kơ Choi và chị Hơ Giông ở một buôn làng vùng Tây Nguyên. Kơ Sung chỉ có một chân nên đi lại khó khăn. Vì thế, mọi người rất thương và cưng chiều cậu.

Mùa thu hoạch cà phê đến, bố mẹ tất bật đi từ sớm. Trước khi đi, mẹ dặn:

– Hơ Giông ơi, con ở nhà nấu cơm. Còn Kơ Choi, con cho lợn, gà ăn nhé! Kơ Sung hí hửng đợi xem mẹ bảo mình làm gì. Nhưng mẹ chỉ dặn:

– Kơ Sung, con đừng đi lại lung tung kẻo ngã!

Ở nhà, mỗi khi Kơ Sung đề nghị giúp ai thì đều bị từ chối. Kơ Sung rất buồn.

Không ai cần cậu giúp và cậu cũng chưa giúp được ai. Kơ Sung lại đọc sách. Chỉ đọc sách, cậu mới thấy mình có ích. Nhưng ngay cả khi đọc sách thì câu hỏi “Làm sao để giúp mọi người?" vẫn luôn quanh quẩn trong đầu cậu.

Một hôm, thấy bố mẹ về với bàn tay đau rát vì hái cà phê liên tục, Kơ Sung quyết định phải làm điều gì đó. Kơ Sung nhớ đã đọc một cuốn sách nói về cách làm dụng cụ lao động, cậu lục lại các cuốn sách đã đọc.

Rồi Kơ Sung tìm hai thanh sắt, nhờ bố uốn cong lại thành hai cái móc. Cậu lấy vải quấn chặt cần móc để làm tay cầm. Vậy là đã xong. Kơ Sung mang cái móc ra khoe với bố mẹ.

– Ôi! Một chiếc tay hái cà phê! – Mẹ reo lên vui sướng.

– Dùng cái này, hái cà phê sẽ nhanh và không bị đau tay! Con đã giúp bố mẹ đấy! – Bố nhấc bổng Kơ Sung lên, khen ngợi.

Kơ Sung làm thêm nhiều tay hái cà phê để tặng hàng xóm. Thỉnh thoảng có người qua nhà cảm ơn, Kơ Sung rất vui. Cậu bắt đầu nghĩ về một ý tưởng khác. Biết đâu, sáng kiến của Kơ Sung có thể giúp được nhiều người hơn.

Theo LÊ ANH VINH, BÙI THỊ DIỂN

Vì sao cả nhà điều thương và chiều Kơ Sung? Tìm ý đúng

a) Vì Kơ Sung sống với bố, mẹ, anh và chị.

b) Vì Kơ Sung chỉ có một chân, đi lại khó khăn.

c) Vì Kơ Sung bị đau tay, làm việc rất khó khăn.

d) Vì Kơ Sung phải ở nhà với anh chị mỗi khi bố mẹ đi làm.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận