Câu hỏi:
13/07/2024 1,778Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực. Trang trí cho bài viết.
Gợi ý
– Tên tác phẩm là gì? Nhân vật có ý chí, nghị lực trong tác phẩm đó là ai?
– Điều gì ở nhân vật đó khiến em chú ý (cảm phục, quý mến,...)?
– Em thích những chi tiết hoặc hình ảnh nào trong tác phẩm đó? Vì sao?
– Tác phẩm đó đem lại cho em bài học gì và khiến em thay đổi như thế nào trong suy nghĩ, hành động?
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4. Trang trí cho bài viết.
Gợi ý
– Câu tục ngữ nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
– Câu tục ngữ đó ý nói gì?
– Em có tán thành ý kiến được nêu trong câu tục ngữ đó không? Vì sao?
– Câu tục ngữ đó đã khiến em thay đổi như thế nào trong suy nghĩ, hành động?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Tác phẩm “Tôi đi học” của tác giả Nguyễn Ngọc Kí đã nói về quá trình đi học vất vả gian nan của tác giả, ắt hẳn đó sẽ là một việc khó khăn đối với một người bị liệt cả 2 tay như ông khi đến trường học chữ, nhưng với ý chí nghị lực của mình ông đã luyện viết bằng chân và nỗ lực quyết tâm đến trường học chữ. Qua tác phẩm của ông giúp em nhận ra được giá trị của việc học tập cũng như sự quyết tâm và ý chí nghị lực vươn lên khỏi khó khăn để theo đuổi ước mơ của mình
b) Câu ca dao tục ngữ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là “Có công mài sắt có ngày nên kim” Vì câu tục ngữ này như muốn nói với chúng ta là khi chúng ta kiên trì chịu khó quyết tâm thực hiện một việc gì đó thì sẽ có ngày chúng ta đạt được thành công như mình mong ước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tra từ điển, tìm nghĩa của một trong các từ sau: cây, xinh, ăn. Vì sao em biết đó là các từ đa nghĩa? Theo em, nghĩa được nêu đầu tiên là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 2:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về ý chí, nghị lực
Gợi ý
– Truyện kể về ý chí và nghị lực (Dương Phong tuyển chọn) - Tôi đi học (Nguyễn Ngọc Ký)
– Đứng dậy mạnh mẽ (Ních Vôi-chếch)
– Không bỏ cuộc (Ka-ga-oa Y-ô-si-kô)
– Dũng cảm đối mặt với khó khăn (Trương Cần)
Câu 3:
Đặt 2 câu với một từ đa nghĩa ở bài 3: 1 câu có từ được dùng theo nghĩa gốc, 1 câu có từ được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 4:
Em đã vượt qua khó khăn như thế nào? Điều gì giúp em vượt qua khó khăn ấy?
Gợi ý về nội dung trao đổi
a) Em đã gặp phải khó khăn gì?
b) Khi gặp khó khăn, em đã nghĩ gì và làm gì?
d) Việc làm đó của em dẫn đến kết quả như thế nào?
d) Nếu gặp lại tình huống tương tự, em sẽ giải quyết như thế nào? Vì sao?
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Câu 5:
Dựa theo dàn ý đã lập ở bài 3 (Trang 38), hãy viết bài văn tả một người bạn mà em quý mến.
Lưu ý:
– Viết theo dàn ý đã lập và các đoạn văn đã tập viết ở những tiết học trước nhưng có thể thay đổi, bổ sung một số ý nhỏ và thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.
– Chú ý sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và tạo ra các hình ảnh so sánh để bài văn được sinh động.
– Bài văn cần thể hiện được tình cảm của em với người được tả.
– Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Câu 6:
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí nghị lực của Kơ Sung trong câu chuyện trên .
về câu hỏi!