Câu hỏi:
13/07/2024 584Nhận xét về cách tả ngoại hình của người trong các đoạn văn in nghiêng dưới đây:
a) Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng.
Nó trạc tuổi thằng Chân "Phệ" nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khoẻ mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những mũi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ.
Theo TRẦN VĂN
b) Chấm không phải là một cô gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.
Chấm có một thân hình nở nang, cân đối. Hai cánh tay béo lẳn và chắc nịch, hai vai tròn và cái cổ cao. Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được. Đôi lông mày loà xoà tự nhiên làm cho đôi mắt sắc sảo của Chấm dịu dàng đi. Đôi mắt ấy đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình.
Theo ĐÀO VŨ
Gợi ý
– Tác giả tả những đặc điểm nào về ngoại hình của nhân vật?
– Các đặc điểm đó được miêu tả theo trình tự như thế nào?
– Những đặc điểm nào gợi cho em nghĩ đến tính cách của nhân vật?
– Tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế, chính xác của tác giả?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a)
- Tác giả tả những đặc điểm ngoại hình của nhân vật như: Chiều cao, làn da, thân hình (cổ, vai, ngực, bụng, cánh tay, cặp đùi), cặp mắt, khuôn miệng, trán.
- Những đặc điểm đó được miêu tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết.
- Những đặc điểm gợi cho em nghĩ đến tính cách của nhân vật là làn da, thân hình, trán, miệng,…
- Những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế chính xác của tác giả như: Làn da rám đỏ khoẻ mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng. Thân hình rắn chắc nở nang:…, cái trán hơi rô ra trông có vẻ là một tay bướng bỉnh
b)
- Tác giả tả những đặc điểm ngoại hình của nhân vật như: thân hình, mái tóc, đôi lông mày, đôi mắt.
- Những đặc điểm đó được miêu tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết.
- Những đặc điểm gợi cho em nghĩ đến tính cách của nhân vật như: Thân hình, tóc, đôi mắt, đôi lông mày.
- Những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế chính xác của tác giả như: Đôi lông mày loà xoà…, Đôi mắt…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tra từ điển, tìm nghĩa của một trong các từ sau: cây, xinh, ăn. Vì sao em biết đó là các từ đa nghĩa? Theo em, nghĩa được nêu đầu tiên là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 2:
Đặt 2 câu với một từ đa nghĩa ở bài 3: 1 câu có từ được dùng theo nghĩa gốc, 1 câu có từ được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 3:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về ý chí, nghị lực
Gợi ý
– Truyện kể về ý chí và nghị lực (Dương Phong tuyển chọn) - Tôi đi học (Nguyễn Ngọc Ký)
– Đứng dậy mạnh mẽ (Ních Vôi-chếch)
– Không bỏ cuộc (Ka-ga-oa Y-ô-si-kô)
– Dũng cảm đối mặt với khó khăn (Trương Cần)
Câu 4:
Em đã vượt qua khó khăn như thế nào? Điều gì giúp em vượt qua khó khăn ấy?
Gợi ý về nội dung trao đổi
a) Em đã gặp phải khó khăn gì?
b) Khi gặp khó khăn, em đã nghĩ gì và làm gì?
d) Việc làm đó của em dẫn đến kết quả như thế nào?
d) Nếu gặp lại tình huống tương tự, em sẽ giải quyết như thế nào? Vì sao?
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Câu 5:
Dựa theo dàn ý đã lập ở bài 3 (Trang 38), hãy viết bài văn tả một người bạn mà em quý mến.
Lưu ý:
– Viết theo dàn ý đã lập và các đoạn văn đã tập viết ở những tiết học trước nhưng có thể thay đổi, bổ sung một số ý nhỏ và thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.
– Chú ý sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và tạo ra các hình ảnh so sánh để bài văn được sinh động.
– Bài văn cần thể hiện được tình cảm của em với người được tả.
– Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Câu 6:
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí nghị lực của Kơ Sung trong câu chuyện trên .
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!