Câu hỏi:
11/07/2024 642Nhận xét về cách tả hoạt động, tính cách của người trong các đoạn văn dưới đây:
a) Tấm lưới rộng đang vá trải phủ lên hai đầu gối Thắng. Tay cậu bé cắm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo. Chỗ lưới thủng toạc theo đà tay của nó cứ mỗi lúc một nhỏ dần lại. Tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt nó thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai. Vừa nhác trông thấy lũ trẻ chạy xuống bến, Thắng vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, đứng lên giơ tay xua xua ra hiệu với các bạn như bảo đừng gọi. Cậu bé chỉ vào mẹ nó lúc ấy đang cúi xuống thổi lửa. Nó rón rén bước đến mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước êm không một tiếng động. Nó ngụp một cái, lặn biến đi như một con cá. Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn bạn lặn vừa ghen vừa phục.
Theo TRẦN VÂN
b) Chấm hay làm thực sự, không làm chân tay cứ bứt rút sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng Hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được. Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác. Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
Theo ĐÀO VŨ
Gợi ý
- Ở đoạn văn a, các hoạt động của nhân vật được tả theo trình tự nào? Những hoạt động ấy nói lên điều gì về tính cách của nhân vật?
– Tìm những câu miêu tả tính cách của nhân vật trong đoạn văn b.
Mỗi tính cách ấy được thể hiện qua những hoạt động nào? Tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế và chính xác của tác giả.
- Tác giả thể hiện tình cảm đối với nhân vật qua những từ ngữ, chi tiết nào?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Ở đoạn văn a, các hoạt động của nhân vật được tả theo đúng trình tự các bước để vá được một chiếc lưới, các hoạt động đấy nói lên nhân vật trong đoạn văn a là một cậu bé rất tỉ mỉ và khéo léo.
- Các câu miêu tả tính cách nhân vật trong đoạn văn b: Chấm hay làm thực sực…, Chấm ra đồng từ sáng sớm…, hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa…, Những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc…/ Mỗi tính cách của nhân vật được miêu tả qua những hoả động như ra đồng từ sáng sớm mồng 2, hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này vụ khác
- Ở đoạn văn a các chi tiết như: Tay cậu bé cầm kim tre đưa lên đưa xuống…
Ở đoạn văn b các chi tiết như: Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim…
- Tác giả thể hiện tình cảm đối với nhân vật qua những từ ngữ chi tiết như gọi nhân vật bằng những cái tên thân mật (cậu bé, hòn đất)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tra từ điển, tìm nghĩa của một trong các từ sau: cây, xinh, ăn. Vì sao em biết đó là các từ đa nghĩa? Theo em, nghĩa được nêu đầu tiên là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 2:
Đặt 2 câu với một từ đa nghĩa ở bài 3: 1 câu có từ được dùng theo nghĩa gốc, 1 câu có từ được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 3:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về ý chí, nghị lực
Gợi ý
– Truyện kể về ý chí và nghị lực (Dương Phong tuyển chọn) - Tôi đi học (Nguyễn Ngọc Ký)
– Đứng dậy mạnh mẽ (Ních Vôi-chếch)
– Không bỏ cuộc (Ka-ga-oa Y-ô-si-kô)
– Dũng cảm đối mặt với khó khăn (Trương Cần)
Câu 4:
Em đã vượt qua khó khăn như thế nào? Điều gì giúp em vượt qua khó khăn ấy?
Gợi ý về nội dung trao đổi
a) Em đã gặp phải khó khăn gì?
b) Khi gặp khó khăn, em đã nghĩ gì và làm gì?
d) Việc làm đó của em dẫn đến kết quả như thế nào?
d) Nếu gặp lại tình huống tương tự, em sẽ giải quyết như thế nào? Vì sao?
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Câu 5:
Dựa theo dàn ý đã lập ở bài 3 (Trang 38), hãy viết bài văn tả một người bạn mà em quý mến.
Lưu ý:
– Viết theo dàn ý đã lập và các đoạn văn đã tập viết ở những tiết học trước nhưng có thể thay đổi, bổ sung một số ý nhỏ và thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.
– Chú ý sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và tạo ra các hình ảnh so sánh để bài văn được sinh động.
– Bài văn cần thể hiện được tình cảm của em với người được tả.
– Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Câu 6:
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí nghị lực của Kơ Sung trong câu chuyện trên .
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!