Câu hỏi:
13/07/2024 766* Nội dung bài Tiết mục đọc thơ: Câu chuyện nói về sự kiên trì nghị lực của cô bé Pát – Ty bị khiếm khuyết phát âm nhưng vẫn khao khát có thể đọc một bài thơ.
Tiết mục đọc thơ
Lũ trẻ đang say sưa tập các tiết mục văn nghệ để chuẩn bị cho buổi biểu diễn. Cô giáo đang cắm cúi với chồng sổ sách, đến khi ngẩng lên, mới thấy Pát – ty đã đứng trước mặt từ khi nào. Cô bé nói với giọng tha thiết
– Thưa cô, mọi năm em đều nhận những vai không phải nói nhiều. Năm nay, cô cho em đọc một bài thơ, được không cố
Nhìn vào đôi mắt của Pát-ly, cô giáo không nỡ từ chối. Nhưng rất khó tìm được bài thơ nào phù hợp với khiếm khuyết phát âm của Pát-ly. Cuối cùng, cô quyết định cùng tập với em để giúp em khắc phục những lỗi phát âm ấy.
Ngày qua ngày, Pát-ty chăm chỉ luyện tập, cố phát âm từng từ, từng câu theo hướng dẫn của cô giáo.
Đêm văn nghệ rồi cũng đến. Các tiết mục được trình diễn trong những tràng pháo tay tán thưởng nhiệt tĩnh của khán giả. Khi giọng người dẫn chương trình cất lên: "Tiết mục đọc thơ tiếp theo sẽ do Pát-ly biểu diễn.", tất cả mọi người đều vô cùng bất ngờ.
Pát-ty buộc ra sân khấu, mắt ngời sáng. Cô bé cất cao giọng đọc bài thơ, từng từ, từng cầu rõ ràng, rành mạch như cô giáo hướng dẫn. Cuối cùng cô bé cúi chào khán giả trong niềm vui khôn tả.
Tiếng reo hỗ và những tràng pháo tay rộ lên, vang mãi không ngớt. Cô giáo xúc động ôm chầm em học trò nhỏ dũng cảm. Pát-ly vui mừng nói:
– Cô ơi, em cảm ơn côi
Cô giáo giữ Pát-ty trong vòng tay, thì thầm:
– Chính cô phải cảm ơn em. Em đã chứng minh là không có điều gì không thể làm được, nếu thực sự cố gắng
Theo sách Trong yêu thương, tất cả sẽ lớn lên
Vì sao trước đây Pát-ty luôn nhận những vai diễn không phải nói nhiều?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Vì Pát-ty có khiếm khuyết về việc phát âm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tra từ điển, tìm nghĩa của một trong các từ sau: cây, xinh, ăn. Vì sao em biết đó là các từ đa nghĩa? Theo em, nghĩa được nêu đầu tiên là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 2:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về ý chí, nghị lực
Gợi ý
– Truyện kể về ý chí và nghị lực (Dương Phong tuyển chọn) - Tôi đi học (Nguyễn Ngọc Ký)
– Đứng dậy mạnh mẽ (Ních Vôi-chếch)
– Không bỏ cuộc (Ka-ga-oa Y-ô-si-kô)
– Dũng cảm đối mặt với khó khăn (Trương Cần)
Câu 3:
Đặt 2 câu với một từ đa nghĩa ở bài 3: 1 câu có từ được dùng theo nghĩa gốc, 1 câu có từ được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 4:
Em đã vượt qua khó khăn như thế nào? Điều gì giúp em vượt qua khó khăn ấy?
Gợi ý về nội dung trao đổi
a) Em đã gặp phải khó khăn gì?
b) Khi gặp khó khăn, em đã nghĩ gì và làm gì?
d) Việc làm đó của em dẫn đến kết quả như thế nào?
d) Nếu gặp lại tình huống tương tự, em sẽ giải quyết như thế nào? Vì sao?
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Câu 5:
Dựa theo dàn ý đã lập ở bài 3 (Trang 38), hãy viết bài văn tả một người bạn mà em quý mến.
Lưu ý:
– Viết theo dàn ý đã lập và các đoạn văn đã tập viết ở những tiết học trước nhưng có thể thay đổi, bổ sung một số ý nhỏ và thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.
– Chú ý sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và tạo ra các hình ảnh so sánh để bài văn được sinh động.
– Bài văn cần thể hiện được tình cảm của em với người được tả.
– Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Câu 6:
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí nghị lực của Kơ Sung trong câu chuyện trên .
về câu hỏi!