Câu hỏi:

25/03/2024 36

Dựa vào kết quả quan sát ở tiết học trước, em hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một phong cảnh mà em thích.

Gợi ý

1. Sử dụng sơ đồ tư duy để tìm ý:.

– Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).

– Lựa chọn, kết nối các ý:

* Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.

• Bỏ những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.

• Sắp xếp lại các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.

2. Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả phong cảnh đã học ở Bài viết 1 (trang 6 - 7).

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Sơ đồ tư duy

Dựa vào kết quả quan sát ở tiết học trước, em hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một phong cảnh mà em thích. (ảnh 1)

2. Lập dàn ý cụ thể

I. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng và gió của một vùng quê yêu dấu. quê hương tôi có những cánh đồng dài thẳng tắp, những con sông dài ngoằn ngoèo,…. Con người ở đây rất hiền hòa và thân thiện, tôi yêu tất cả những gì ở đây. Cảnh là tôi thích nhất ở quê tôi là buổi sáng, một buổi sáng trong xanh và em dịu sẽ mang cho tôi cảm giác sảng khoái cho một ngày làm việc mệt nhọc. buổi sáng nơi tôi sinh ra có những đặc điểm khác biệt rất ít nơi có.

II. Thân bài:

1. Tả bao quát:

– Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương

– Mùi lúa chín thơm

– Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá

2. Tả chi tiết: 

a. Khi trời còn tối

– Trời mát mẻ, dễ chịu

– Bầu trời tôi tối

– Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến

– Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn

– Có vài nhà bật đèn 

– Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ

– Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục

b. Khi trời bắt đầu sang

– Bầu trời bắt đầu sáng tỏ và xanh hẳn

– Hầu như mọi người đều đã dậy

– Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre

– Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều

– Những chú chim kêu rả rích

c. Khi trời sáng hẳn

– Mặt trời lên, trời trong xanh

– Nắng bắt đầu gắt

– Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường

– Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng

– Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả

– Gió thổi những cơn nhẹ nhàng

– Còn vài giọt sương còn đọng trên lá.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở

– Nêu tình cảm với quê hương

– Và gắn bó với quê hương như thế nào.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc và làm bài tập

Những chấm nhỏ mà không nhỏ

Ai đã học đến lớp Bốn, lớp Năm mà lại không biết tấm bản đồ Việt Nam nhi. Nước Việt Nam hình chữ S, ở giữa là miền Trung cong cong như cái đòn gánh gánh hai đầu Nam, Bắc nặng trĩu hai vựa lúa và núi non, bãi bôi trù phú.

Thế rồi hôm nay, trong bài học Địa lí, cô giáo ra bài tập cho cả lớp. Về bản đồ Việt Nam. Bài tập không khó lắm vì chỉ cần mô tả được hình dạng lãnh thổ của Việt Nam, không phải điền tên núi, tên sông và địa giới các tỉnh, thành.

Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bản, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được, nếu khi nhắm mắt vẫn hiện ra hình chữ S ấy trong đầu. Vẽ xong. Thanh đưa khoe bố:

– Bố ơi, bố xem con về có được không? Con thuộc lòng nên không cần nhìn mẫu đâu.

Bo gật đầu:

– Con vẽ khá đẹp đấy, nhưng còn thiếu.

Thanh ngạc nhiên. Sao lại thiếu nhỉ? Có đủ cả ba miền cơ mà. Bố em cười:

– Ngày bố bằng tuổi con bây giờ, bố đã làm bài tập như thế này. Con hãy nhìn bản đồ mẫu mà xem, sẽ thấy thiếu cái gì.

Thanh mở sách giáo khoa ra xem. Bức về của em chỉ không thật đúng những nét gấp khúc mà thôi, có thiếu gì đâu? Em ngước nhìn bố. Bấy giờ, bố mới chỉ vào sách nói:

– Ngoài đất liền, nước mình còn có rất nhiều hải đảo. Bức bản đồ của con còn thiếu những hòn đảo ấy.

A, Thanh hiểu rồi! Em cầm lấy bút, vẽ thêm những chấm lớn nhỏ tượng trưng cho các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và những hải đảo thân yêu từ Bắc chí Nam.

THEO PHONG THU

Theo em, cô giáo ra bài tập về bản đồ Việt Nam để làm gì? Tìm ý đúng:

a) Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng về bản đồ Tổ quốc.

b) Để học sinh củng cố kiến thức về hình dạng lãnh thổ Việt Nam.

c) Để học sinh nhớ tên các dòng sông lớn, dãy núi cao của Việt Nam.

d) Để học sinh biết cách đánh dấu địa giới các tỉnh, thành trên bản đồ.

Xem đáp án » 25/03/2024 138

Câu 2:

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tên bài đọc Những chấm nhỏ mà không nhỏ.

Xem đáp án » 25/03/2024 105

Câu 3:

Trong hai câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Chỉ ra các vế của câu ghép đó:

Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bàn, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được..

Xem đáp án » 25/03/2024 72

Câu 4:

Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:

a) Tháng Chạp khô héo, hoa kim ngân nở vàng từng búi.

TÔ HOÀI

b) Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy.

THEO NGUYỄN PHAN HÁCH

c) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

THI SẢNH

d) Dù Tuyết chưa một lần đến Huế nhưng cô vẫn có thể hình dung ra sự thơ mộng của dòng sông

QUANG MINH

Xem đáp án » 25/03/2024 61

Câu 5:

Tìm câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây. Các về câu được nối với nhau bằng cách nào?

a) Hoa buởi là hoa cây, còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn.

NGÔ VĂN PHÚ

b) Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh; còn bây giờ, nó đã rực lên màu vàng cam rồi. Mặt Trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa. Dương như đồng lúa và Mặt Trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy. Mặt Trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên.

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Xem đáp án » 25/03/2024 57

Câu 6:

Các vế câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?

a) Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.

 THEO NGUYÊN THỤY KHA

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

c Lúa gạo qúy vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được.

TRỊNH MẠNH

d) Mây đen đang ùn ùn kéo đến: mưa sắp xuống rồi.

THÁI AN

Xem đáp án » 25/03/2024 56

Câu 7:

Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu

Gợi ý

– Việt sử giai thoại (Nguyễn Khắc Thuần)

– Danh nhân đất Việt (Văn Lang, Quỳnh Cư, Nguyễn Anh)

Kể chuyện Bác Hồ (Nhiều tác giả)

– Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi (Nhiều tác giả)

– Dòng Lô xanh thẳm (Đồ Hàn)

Xem đáp án » 25/03/2024 50

Bình luận


Bình luận