Câu hỏi:
12/07/2024 3,133Dựa vào kiến thức đã học và thông tin tìm kiếm được, hãy trình bày vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ.
Lựa chọn một trong hai nội dung sau đây để tìm hiểu:
- Các loại hình thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ: bão, ngập lụt, sạt lở,… và việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu: tiết kiệm điện, nước, trồng cây xanh, sử dụng vật liệu chống nắng,…
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phòng chống thiên tai ở Bắc Trung Bộ
1. Khái quát về một số thiên tai bất thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ.
- Khu vực Bắc Trung Bộ thường xuyên chịu ảnh hưởng và chịu thiệt hai nặng nề bởi các loại hình thiên tai chính như: lũ, lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, hạn hán, mưa lớn, băng tuyết,... Trong đó, đối với khu vực miền núi, lũ quét, sạt lở đất, rét hại, mưa lớn là những loại hình thiên tai gây thiệt hại chủ yếu cho khu vực.
- Căn cứ tính chất, khả năng gây thiệt hại, thiên tại khu vực thường được chia thành 3 nhóm chính.
+ Nhóm 1 gồm: mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.
+ Nhóm 2 gồm: sương muối, rét hại và băng tuyết.
+ Nhóm 3 gồm: nắng nóng, lốc, sét, mưa đá và các loại hình thiên tai khác như áp thấp nhiệt đới, bão, nước biển dâng, xâm nhập mặn. Về bão, theo phân vùng bão của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguy cơ bão cho dải ven biển Bắc Bộ với sức gió cấp 15,16 giật cấp 17 là lớn nhất trên cả nước.
2. Giải pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ở Bắc Trung Bộ.
♦ Tại vùng đồng bằng:
- Thực hiện các giải pháp phòng, chống lũ triệt để, đồng thời, chủ động phòng, chống bão, ngập lụt, hạn hán. Trong đó, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều theo mức thiết kế. Tăng cường công tác quản lý đê điều, hộ đê. Củng cố, nâng cấp hoàn thiện hệ thống đê sông, nhất là các tuyến đê cấp III đến cấp đặc biệt.
- Trồng cây chắn sóng bảo vệ đê. Điều tiết hiệu quả hồ chứa nước trên các hệ thống sông để chủ động cắt lũ cho hạ du, đồng thời phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.
- Cần cải tạo lòng dẫn, quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng bãi sông, lòng sông; nghiên cứu, xây dựng công trình vùng cửa sông.
Tại vùng ven biển:
- Rà soát tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế đê biển để chủ động ứng phó, phòng ngừa rủi ro do bão trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Củng cố, hoàn thiện hệ thống đê biển, tăng cường trồng cây chắn sóng, rừng phòng hộ ven biển. Triển khai các giải pháp nâng bãi nhằm nâng cao mức bảo đảm an toàn của đê biển chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Xây dựng, rà soát và tổ chức diễn tập phương án ứng phó với các tình huống vỡ đê, vỡ đập, lũ lớn, ngập lụt, xả lũ khẩn cấp hồ chứa nước, bão mạnh, siêu bão, trong đó chú trọng đảm bảo an toàn đê điều, dân cư vùng ven sông, ven biển.
- Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, công trình tiêu thoát nước ở đô thị, đảm bảo chống ngập lụt, chống hạn và phục vụ cấp nước; hoàn thiện các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền theo quy hoạch. Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông, nhất là đối với các tuyến sông lớn nhằm hạn chế suy thoái, hạ thấp lòng dẫn, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn và ảnh hưởng tới hoạt động giao thông, thủy lợi.
♦ Tại vùng miền núi:
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo mưa định lượng, mưa, lũ cục bộ; xây dựng, củng cố hệ thống theo dõi, giám sát và cảnh báo mưa, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt. Phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp xã; xây dựng công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trọng điểm, xung yếu.
- Chủ động di dời dân cư sinh sống tại khu vực không bảo đảm an toàn ven sông, suối, sườn đồi núi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, cản trở dòng chảy, khu vực thường xuyên bị ngập sâu phù hợp với tập quán sinh sống của đồng bào, gắn với đảm bảo sinh kế, đời sống cho người dân. Tổ chức xây dựng, diễn tập, triển khai phương án sơ tán dân cư khẩn cấp và khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống nguy hiểm tại những khu vực chưa thể di dời theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, nhất là khu dân cư, công trình giao thông, khắc phục tình trạng xây dựng nhà ở, công trình tại khu vực có nguy cơ sạt lở, lấn chiếm lòng sông, suối, bạt sườn dốc để xây dựng công trình, nhà ở và khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản làm gia tăng rủi ro thiên tai. Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên, phòng hộ, có kế hoạch trồng và khai thác phù hợp đối với rừng sản xuất
3. Ý nghĩa của việc phòng chống thiên tai ở Bắc Trung Bộ.
- Hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai, thời tiết.
- Đảm bảo sự ổn định an ninh xã hội, hoạt động sản xuất, đời sống nhân dân góp phần ổn định chính trị.
- Đảm bảo nguồn nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, nguồn nước phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,…
- Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và hướng đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 11. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 9. Dịch vụ có đáp án
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 17 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 12. Vùng Đồng bằng sông Hồng có đáp án
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 18 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 31 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ
Trắc nghiệm Địa 9 CTST Bài 11. Vùng Đồng bằng sông Hồng có đáp án
về câu hỏi!