Câu hỏi:
11/07/2024 10,791Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” - lời ca đó vẫn luôn vang vọng như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy sống trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Xã hội hiện đại khiến cho con người trở nên vì chính mình nhiều hơn mà bỏ qua ý thức cộng đồng. Vậy ý thức cộng đồng phải hiểu chính xác là gì? Trước tiên, chúng ta phải hiểu được khái niệm ý thức. Ý thức vốn là một phạm trù triết học khá trừu tượng và khó hiểu. Nhưng hiểu một cách đơn giản, ý thức là sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ. Có hai loại ý thức là ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Ý thức cá nhân thiên về những suy nghĩ của riêng từng người, phân biệt giữa người này với người khác. Còn ý thức cộng đồng là phần nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội văn minh tốt đẹp. Ý thức cộng đồng chính là thước đo đánh giá đạo đức, phẩm chất của một con người. Người có ý thức cộng đồng cao sẽ gây được thiện cảm cho những người xung quanh thông qua những hành động đẹp, từ đó có được lòng tin và niềm yêu thương của mọi người.
Một người sống có ích cần có những biểu hiện qua hành động cụ thể. Đầu tiên, người đó cần biết tuân thủ những quy định của các cơ quan tổ chức hay hiến pháp pháp luật của nhà nước thì họ đang ý thức được trách nhiệm với cộng đồng mình đang sống. Với những người xung quanh, chúng ta cần có sự tôn trọng và yêu thương chân thành. Với môi trường tự nhiên cũng cần phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn. Tất cả những hành động và việc làm của người có ý thức đều sẽ hướng đến lợi ích chung của cả cộng đồng.
Hiện nay, có một thực trạng đáng buồn là nhiều người sống không có trách nhiệm với cộng đồng. Nhiều hành vi như buôn bán động vật hoang dã hay buôn bán trẻ em và phụ nữ. Đến việc phá hoại rừng, xả thải ra các con sông khiến môi trường bị ô nhiễm. Hay hành vi của nhóm nam thanh niên chưa đủ mười tám tuổi ở Hà Nội tổ chức đua xe máy. Những việc làm trên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, môi trường sống tự nhiên và an toàn giao thông. Đó chỉ là một trong số ít những việc làm thiếu ý thức mà thôi. Nhưng bên cạnh đó cũng có vô số những hành động đẹp. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được hình ảnh các chiến sĩ bộ đội phải lập trại ngủ ngoài rừng để canh phòng biên giới trong những ngày dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp. Hay hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của nhiều người trong khu cách ly được đăng tải trên mạng với thông điệp: “Cách ly không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ”, với hy vọng người dân hãy tự giác cách ly khi cần thiết. Đó chính là tinh thần một người vì mọi người, thể hiện ý thức cộng đồng cao.
Đối với một học sinh cuối cấp như tôi, trách nhiệm lớn nhất lúc này phải làm là cố gắng học tập thật tốt để hoàn thành xuất sắc kì thi sắp tới. Cũng như tích cực tham gia các hoạt động chung có ý nghĩa với cộng đồng. Tôi hy vọng rằng trong tương lai mình sẽ trở thành một người có ích cho xã hội.
Quả thật, đúng như lời bài hát “Để gió cuốn đi”, mỗi người cần có một tấm lòng rộng mở, sống có ý thức và trách nhiệm hơn với xã hội. Chỉ như vậy, bản thân mới trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
* Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy lựa chọn một hoạt động cộng đồng phù hợp với bản thân để xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động đó
Gợi ý:
- Cần lựa chọn hoạt động vừa sức, thường xuyên được tổ chức tại địa phương hoặc trường, lớp.
- Xác định rõ những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Tham khảo mẫu kế hoạch sau:
Câu 2:
- Từ các hình ảnh trên, em hãy cho biết ở trường, lớp, địa phương của em đã tổ chức những hoạt động nào. Em đã tham gia những hoạt động nào?
- Những việc nào mà em cảm thấy hài lòng và chưa hài lòng về tinh thần, thái độ của mọi người khi tham gia những hoạt động cộng đồng?
- Em suy nghĩ như thế nào về hành vi, việc làm của các nhân vật trong trường hợp 1, 2 và đưa ra lời khuyên nào đối với những nhân vật chưa tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?
Câu 3:
Câu 4:
- Em hãy xác định mục đích, kết quả và ý nghĩa của các hoạt động được đề cập trong thông tin trên.
- Em hãy chỉ ra những đối tượng có thể tham gia hoạt động cộng đồng.
- Hãy trình bày cách hiểu của em về hoạt động cộng đồng và giải thích vì sao phải tham gia hoạt động cộng đồng.
Thông tin. Theo báo cáo Kết quả triển khai, tổ chức các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1994 - 2023 của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1994, tuổi trẻ Thành phố mang tên Bác đã thực hiện Chiến dịch “Ánh sáng văn hoa hè”, đến năm 1997 là Chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”. Tiếp theo đó, lần lượt là: Chương trình “Hỗ trợ thí sinh đi thi Đại học, Cao đẳng" (1997), sau đó được đổi tên thành “Tiếp sức mùa thi" (2001); "Hoa phượng đỏ” (1999) dành cho học sinh, giáo viên trẻ; “Kì nghỉ hồng" (2002) dành cho thanh niên công nhân; “Hành quân xanh" (2007) dành cho thanh niên lực lượng vũ trang và “Gia sư áo xanh" (2012) nhằm hỗ trợ học sinh ôn tập kiến thức.
Sau 30 năm thực hiện các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè, đã có 5 triệu lượt chiến sĩ tham gia; thực hiện 31 000 công trình thanh niên; xây, sửa chữa 7 720 nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà tình bạn; bê tông hoá, nâng cấp, sửa chữa 870 km đường nông thôn; xây dựng, sửa chữa 500 cầu nông thôn; lắp đặt hệ thống chiếu sáng 270 tuyến đường nông thôn, tuyến hẻm với tổng chiều dài 200 km; trồng 650 nghìn cây xanh, ... không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và nước bạn Lào.
Câu 5:
Em hãy xác định tên và ý nghĩa của hoạt động trong mỗi hình ảnh dưới đây:
Câu 6:
về câu hỏi!