- Những việc làm của các chủ thể trong thông tin trên thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Những việc làm đó có kết quả, ý nghĩa như thế nào?
- Theo em, thế nào là khoan dung? Khoan dung có biểu hiện và ý nghĩa như thế nào?
... Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp;
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng.
Tướng giặc bị cẩm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng;
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc;
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết, mà hoà hiếu thực lòng;
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu;
Cũng là chưa thấy xưa nay.
(Nguyễn Tri (Bùi Kỷ dịch, Bùi Văn Nguyên chỉnh lí), 2000, Bình Ngô đại cáo,
Tổng tập văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 64)
Ngày 30/8/2022, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí Quyết định số 978/QĐ-CTN về việc đặc xá cho 2 434 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 1 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2022. Chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với những người có hành vi phạm tội là nghiêm trị" kết hợp với "khoan hồng". Chính vì vậy, hình phạt mà pháp luật hình sự của Nhà nước áp dụng không chỉ nhằm trừng trị những người có hành vi phạm tội, mà còn nhằm cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và quy tắc xử sự của cuộc sống, ngăn ngừa họ không phạm tội mới. Mặt khác, đặc xá còn thể hiện truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc Việt Nam, thể hiện chính sách khoan hổng của Đảng, Nhà nước.