Câu hỏi:
11/07/2024 2,985Tiến hành Thí nghiệm và mô tả hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hoá học ở dạng tổng quát của phản ứng xà phòng hoá chất béo.
Quảng cáo
Trả lời:
- Học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ 2 mL dầu ăn và 5 mL dung dịch NaOH.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều.
Bước 3: Sau 10 phút, ngừng đun, để nguội. Thêm 5 mL dung dịch NaCl bão hoà vào, khuấy nhẹ. Để yên và quan sát.
- Hiện tượng quan sát được:
Sau bước 1 thấy hỗn hợp tách thành hai lớp, chất béo (dầu ăn) ở lớp trên do chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước và các dung môi phân cực.
Sau bước 2 thấy hỗn hợp đặc sệt dần do quá trình xà phòng hoá xảy ra, hỗn hợp trở nên đặc sệt do nước bốc hơi.
Sau bước 3 thấy xà phòng nổi lên trên tách hết ra khỏi hỗn hợp phản ứng do khối lượng riêng của xà phòng nhỏ hơn khối lượng riêng của dung dịch NaCl bão hoà và xà phòng không tan trong dung dịch NaCl bão hoà.
- Phương trình hoá học tổng quát của phản ứng:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho biết trong các chất sau, chất nào có thể là thành phần chính của xà phòng? Chất nào có thể là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp?
Câu 2:
Xà phòng, chất giặt rửa được dùng để loại bỏ các vết bẩn bám trên quần áo, bề mặt các vật dụng, …
Xà phòng là gì? Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có đặc điểm gì giống và khác nhau.
Câu 3:
So sánh thành phần, tính chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
Câu 4:
Hoá chất chủ đạo trong ngành công nghiệp sản xuất xà phòng là
A. K2SO4.
B. NaCl.
C. Mg(NO3)2.
D. NaOH.
Câu 5:
Quan sát Ví dụ 1 và Ví dụ 2, hãy giải thích tại sao xà phòng và chất giặt rửa đều tan được trong nước.
2.1. Xác định công thức phân tử peptit
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P2)
1.1. Khái niệm
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P1)
Bài tập thủy phân(P1)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 8: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận