Câu hỏi:

10/04/2024 52

Thực hành viết theo các bước

Bài tập: So sánh yếu tố kì ảo trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích "Thạch Sanh".

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

 a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và truyện cổ tích Thạch Sanh.

- Thống kê yếu tố kì ảo có trong hai văn bản.

– Tìm kiếm yếu tố kì ảo tương tự nhau trong hai văn bản.

– Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt.

b) Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời một số câu hỏi như sau:

+ Đối tượng và phạm vi so sánh là gì?

+ Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

+ Hai tác phẩm khác biệt ở những điểm nào?

+ Có thể rút ra những nhận xét, đánh giá như thế nào?

– Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

+ Mở bài : Nêu vấn đề cần nghị luận: so sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đến Tản Viên và yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích Thạch Sanh.

+ Thân bài :

Điểm tương đồng, ví dụ: cùng xuất hiện những mô típ như: vong hồn vẫn tồn tại sau khi chết hoặc trong thế giới thần linh cũng có sự phân chia Thiên - Ác.

Điểm khác biệt, ví dụ: Truyện Thạch Sanh để cao triết lí sống “ở hiền gặp lành", kẻ ác phải chịu báo ứng còn tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công.

+ Kết bài: Khái quát ý nghĩa của vấn đề, ví dụ: Văn học dân gian có vai trò như thế nào với văn học viết? Nhà văn cần tiếp nhận văn học dân gian một cách sáng tạo ra sao?....

c) Viết  

       Dựa vào dàn ý đã lập, các em viết bài văn hoặc đoạn văn trong phần thân bài.

*Bài viết mẫu tham khảo:

Tuy là hai tác phẩm khác thể loại nhưng những yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích Thạch SanhChuyện chức phán sự đền Tản Viên có những nét tương đồng.

Đầu tiên ta thấy một cách rõ ràng mô típ về thế giới thần linh, ma quỷ - nơi có những thế lực siêu nhiên mang nhiều sức mạnh vượt quá con người. Ở thế giới đó, vong hồn vẫn tồn tại sau khi chết và giao tiếp với con người dương gian. Với mô típ này đã tạo nên một thế giới kì bí, ẩn chứa những bí ẩn của siêu nhiên. Đó cũng chính là điểm cuốn hút và hấp dẫn người đọc để khai phá và tăng sức hấp dẫn của chuyện kể.

Điểm tương đồng thứ hai chính là sự gặp gỡ giữa dương gian và thế giới thần linh kì bí. Ấy là ở thế giới thần linh cũng có sự phân chia Thiện - Ác. Ta bắt gặp trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên một Diêm Vương uy nghi, luôn công bằng và đứng về lẽ phải, một thổ công hiền hậu, có công với đất nước, luôn mong muốn đưa đến phúc đức cho nhân dân. Còn trong Thạch Sanh đó là vị Ngọc Hoàng sáng suốt và đầy lòng trắc ẩn, khi đã ban xuống cho đôi vợ chồng hiền hậu, tốt bụng nhưng tuổi đã già mãi chưa có con. Ngọc Hoàng đã chấp nhận để con trai của mình, đường đường là một vị thái tử nhưng xuống hạ giới để làm con trai của đôi vợ chồng kia. Quả là một món quà trời ban !. Bên cạnh đó cũng có không ít yêu ma, quỷ quái cũng có phép thần thông như chằn tinh, đại bàng thần trong Thạch Sanh, hay các quan ăn hối lộ dưới Minh ti, viên bách hộ họ Thôi trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Thông qua việc xây dựng nhân vật có ác, có thiện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp ẩn sâu trong thế giới thần linh chính là đại diện cho thế giới dương gian đang tồn tại.

Giữa hai câu chuyện còn có sự tương đồng về quan niệm cái ác khó bị triệt tiêu. Thông qua yếu tố kì ảo, hai câu chuyện đã thể hiện sự tồn tại dai dẳng của cái ác. Như trong Thạch Sanh hồn ma của chằn tinh và đại bàng vẫn luôn bám lấy và hãm hại Thạch Sanh. Còn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là sự hoành hành tác quái bao năm của viên bách hộ họ Thôi dưới trướng là thần đền ban phúc lộc. Thông qua việc thể hiện cái ác khó bị triệt tiêu để nhằm tôn lên vinh quang chiến thắng của cái thiện, là một cuộc đấu tranh gian khó nhưng cuối cùng cái thiện vẫn chiến thắng vẻ vang.

          Bên cạnh những điểm tương đồng, yếu tố kì ảo và giá trị của chúng cũng có sự khác biệt giữa truyện cổ tích Thạch SanhChuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Đầu tiên, trong Thạch Sanh các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp đỡ những nhân vật bất hạnh và tiếp thêm sức mạnh cho người đứng ra bảo vệ cái thiện còn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, yếu tố thần kì là nơi để thể hiện tính cách nhân vật. Cụ thể trong Thạch Sanh, nhân vật Thạch Sanh được Ngọc Hoàng sai tiên ông dạy đủ thứ võ nghệ cao cường và mọi phép thần thông, chính điều đó đã giúp cho Thạch Sanh có thể giành chiến thắng về sau. Tuy nhiên trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nhân vật Tử Văn chỉ là một người bình thường, về sau dẫu có sự giúp sức là lời trình của thổ công làm chứng cho những lời nói của Tử Văn với Diêm Vương nhưng không là phần quyết định. Mọi việc vẫn ở chính con người Tử Văn gan trường, dám đối mặt với cái chết để bảo vệ cái thiện, lẽ công bằng. Như vậy có thể thấy, ở truyện cổ tích là nơi nhân dân gửi gắm ước mơ nên câu chuyện sẽ mang nặng vai trò của yếu tố kì ảo hơn.

Thêm nữa, yếu tố kì ảo góp phần đề cao nhân vật, xây dựng hình tượng nhân vật hoàn mỹ, là người anh hùng toàn vẹn. Điều đó được thể hiện nhiều trong truyện cổ tích Thạch Sanh. Với chi tiết Ngọc Hoàng sai hoàng tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già, sau đó sai tiên ông dạy cho anh đủ thứ phép thuật và võ nghệ. Qua chi tiết này đã khẳng định nguồn gốc cao quý của Thạch Sanh – mang dòng máu thần linh và tài năng phi thường của nhân vật. Hay quá trình dễ dàng giết được chằn tinh và đại bàng cũng góp phần phóng đại sức mạnh to lớn, tầm vóc vĩ đại của nhân vật. Tuy nhiên ở Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, không có yếu tố kì ảo nào trực tiếp phóng đại vẻ đẹp và sức mạnh nhân vật. Yếu tố kì ảo chỉ là không gian, bối cảnh và các cuộc đối thoại nhằm bộc lộ tính cách chính trực, không sợ cái chết, bảo vệ lẽ công bằng ở Tử Văn. Khác nhau như vậy là bởi lẽ, truyện cổ tích xây dựng lên những kiểu nhân vật hình mẫu, những người anh hùng toàn vẹn nên cần yếu tố kì ảo nhằm phóng đại nhân vật. Ngược lại, trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nhân vật cần được xây dựng gần gũi hơn với con người đời thường để nhằm tôn vinh, đề cao sức mạnh con người.

Mặt khác, truyện cổ tích Thạch Sanh để cao triết lí sống “ở hiền gặp lành", kẻ ác phải chịu báo ứng còn tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng. Chính từ hai thông điệp gửi gắm và mối quan tâm khác nhau đã tạo ra điểm khác nhau trong giá trị của các yếu tố kì ảo.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

– Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:

+ Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài đã viết.

+ Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.

+ Tự đánh giá kết quả viết.

– Việc kiểm tra, chỉnh sửa cần chú ý những yêu cầu sau đây:

Phương diện kiểm tra, đánh giá

Câu hỏi kiểm tra

Nội dung

Mở bài: Có giới thiệu được khái quát vấn đề nghị luận không? (Ở bài này là so sánh yếu tố kì ảo của một tác phẩm văn học viết trung đại (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) với một truyện cổ dân gian (Thạch Sanh)).

Thân bài:

+ Đã nêu được các nội dung cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát đã nêu ở mở bài chưa? (Ở bài này là những điểm giống và khác nhau của yếu tố kì ảo giữa Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và Thạch Sanh).

+ Bài viết đã đủ ý chưa? Các luận điểm, luận cứ có phù hợp với vấn đề nghị luận nêu trong để hay không?

+ Các lí lẽ và bằng chứng có sinh động, đặc sắc, giàu sức thuyết phục không?

+ Có phát biểu được những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân sâu sắc không?

- Kết bài: Đã tổng hợp và gợi mở được vấn đề cần bàn luận trong bài chưa? (Ở bài này là vai trò của truyện cổ dân gian với văn học viết và sự tiếp thu sáng tạo của Nguyễn Dữ với truyện cổ dân gian).

Hình thức

+ Bài viết có đủ ba phần và nội dung (độ dài) các phần có cân đối không?

+ Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận, nhất là thao tác chứng minh trong khi viết hay chưa?

+ Bài viết còn mắc những lỗi nào (lỗi về ý, về dùng từ, đặt câu, chính tả, ngữ pháp,...)?

Tự đánh giá

+ Bài viết của em đã đáp ứng được những yêu cầu mà bài viết đặt ra ở mức độ nào?

+ Phần nào em thấy tâm đắc nhất/có thể đem lại sự hứng thú nhất cho người đọc trong bài viết của mình? Tại sao? + Phần nào em thấy khó khăn nhất khi thực hành viết? Tại sao?

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc lại đoạn trích so sánh giữa “Câu chuyện tình ở Thanh Trì" và "Trương Chi" (ý a trong mục 1.2) và phân tích làm sáng tỏ ba điểm cần lưu ý sau:

 - Xác định rõ cấp độ so sánh: đề tài hay cốt truyện, nhân vật, hình ảnh,...

- Các dẫn chứng phục vụ cho việc so sánh phải chính xác và cùng cấp độ (cốt truyện với cốt truyện, hình ảnh với hình ảnh, nhân vật với nhân vật,...).

- Chỉ ra được ý nghĩa của sự tương đồng hoặc khác biệt giữa hai tác phẩm.

Xem đáp án » 10/04/2024 35

Câu 2:

Những khác biệt nào giữa hai tác phẩm được nêu ra ở văn bản?

Xem đáp án » 10/04/2024 29

Câu 3:

Văn bản trên có đảm bảo các yêu cầu của một bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện không? Vì sao?

Xem đáp án » 10/04/2024 28

Câu 4:

Văn bản lựa chọn cấp độ nào để tiến hành so sánh? Việc so sánh dựa trên những tiêu chí nào?

Xem đáp án » 10/04/2024 21

Câu 5:

Việc lập bảng có tác dụng gì trong thao tác so sánh? Xác định hai ý chính trong đoạn văn sau bảng. Hai ý này có quan hệ thế nào với những tiêu chí lập bảng ở trên?

Xem đáp án » 10/04/2024 18

Bình luận


Bình luận