Câu hỏi:
13/07/2024 5,048Qua lời thoại và hành động kịch của nhân vật, hãy làm rõ tính cách của nhân vật Sai-lốc. Vì sao đây là một nhân vật hài kịch?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nhân vật Sai-lốc là một kẻ tham lam, xấu xa. Ông ta vốn là một người chuyên cho vay lãi để vay tiền, từ việc ghét Antonio tốt bụng vì cho vay không lấy lãi làm ông ta phải hạ mức lãi suất đã thể hiện bản tính tham lam của ông ta.
- Kẻ lẻo mép, nịnh hót : “Ôi, vị quan tòa cao quý !”/ “Ôi, vị quan tòa ngay thẳng và sáng suốt”/ “Quan tòa thật là công minh quá !”/ “ Quan tòa thật là giỏi quá !”
- Bản tính tàn độc :
+ Sau khi Pooc-xi-a thuyết phục sự khoan hồng, ông ta vẫn lạnh lùng và cứng đầu “Tôi đòi hỏi công lý và sự thi hành các điều khoản”.
+ “Ở ngực...gần sát tim” – Đó là vị trí ông ta sẽ xẻo thịt – một vị trí đau đớn thậm chí có thể lấy cả tính mạng của người bị cắt.
+ Ông ta hào hứng sẵn sàng cắt thịt của Antonio hay chính là hành động giết người, đến mức đưa cả cân lên tòa “Tôi có mang theo đây, sẵn sàng đủ cả”
à Đây là một nhân vật hài kịch bởi lẽ, ở Sai-lốc không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài. Ông ta ra vẻ như mình là một người đề cao công lý, công bằng và luật lệ nhưng thực chất bên trong ông ta chỉ muốn thực hiện mục tiêu ích kỉ cá nhân của mình, đó là giết Antonio.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Liệt kê các hành động kịch của nhân vật Poóc-xi-a và Sai-lốc trong đoạn trích Thực thi công lí, từ đó hãy nêu tình huống kịch trong đoạn trích.
Câu 2:
Chỉ ra và nêu nhận xét của em về xung đột kịch trong đoạn trích. (Gợi ý: Xung đột xảy ra giữa ai với ai và về điều gì? Đỉnh điểm của xung đột là khi nào? Xung đột được giải quyết bằng cách nào? Cảm xúc của người đọc diễn biến như thế nào theo mức độ phát triển của xung đột?....).
Câu 3:
Theo em, có nên sáp nhập tất cả những lời tuyên án, luận tội của Poóc-xi-a dành cho Sai-lốc vào một lượt lời thoại không? Vì sao? Qua đoạn trích, hãy nêu và làm rõ nhận xét của em về nhân vật Poóc-xi-a.
Câu 4:
Hãy lựa chọn để đối thoại với một trong các ý kiến sau đây (Gợi ý: đồng tình, không đồng tình, lí do,...).
a) "Chính bản chất của sự khoan hồng là không vâng theo áp lực; nó từ trên trời sa xuống như một trận mưa tốt lành; nó được trời ban phước hai lần: được ban phước trong kẻ ra ơn cũng như trong kẻ chịu ơn." (lời của Poóc-xi-a).
b) "[...] tôi khẩn cầu các ngài: các ngài hãy bắt công lí phải nhượng bộ, nhân danh uy quyền của các ngài; các ngài hãy làm cái việc sai trái nhỏ đó để nhằm một việc nhân nghĩa rất lớn. [...]" (lời của Ba-sa-ni-ô).
c) "Không có quyền lực nào ở Vơ-ni-dơ có quyền thay đổi một sắc lệnh đã ban bố; làm như vậy sẽ tạo nên một tiền lệ, và vin vào cái gương đó, trăm nghìn sự nhũng lạm sẽ xúm lại làm hại nhà nước; không thể làm như thế được."(lời của Poóc-xi-a).
Câu 6:
Ghép phần văn bản ở cột A với cấu trúc đối thoại phù hợp ở cột B. Chỉ ra tác dụng của cách tổ chức các lời thoại đó.
A |
B |
(1) Từ “Poóc-xi-a: Tên ông có phải là Sai-lốc không?” đến “Tôi khăng khăng một mực yêu cầu theo đúng văn khế." |
a. Tấn công, luận tội - Xuống nước, đầu hàng |
(2) Từ “An-tô-ni-ô: Tôi khẩn cầu toà tuyên án đi cho.” đến “Nào, anh, chuẩn bị đi.” |
b. Thuyết phục – Phản đối |
(3) Từ “Poóc-xi-a: Khoan đã, chưa hết." đến hết. |
c. Chấp thuận – Tán thưởng |
d. Thăm dò - Lảng tránh |
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Giấu của có đáp án
về câu hỏi!