Câu hỏi:
13/07/2024 1,191Quan sát video thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 8. Phản ứng của cellulose với nitric acid
Cho 5 mL dung dịch HNO3 65% vào một cốc khô có dung tích 50 mL rồi đặt cốc vào trong chậu nước đá. Sau khoảng 10 phút, khuấy và thêm từ từ 10 mL dung dịch H2SO4 98% vào cốc. Cho một nhúm bông vào cốc, lấy đũa thuỷ tinh dầm cho bông thấm hoá chất. Lấy cốc ra khỏi chậu nước đá và để yên trong 30 phút. Dùng kẹp lấy miếng bông ra một cốc khác, rửa nhiều lần bằng nước cho đến hết acid (nước rửa không làm đổi màu quỳ tím). Tiếp tục rửa lại bằng dung dịch NaHCO3 loãng rồi lấy miếng bông ra, ép bằng hai tấm giấy lọc đến khô. Để miếng bông này trên đĩa sứ (1) và một miếng bông mới trên đĩa sứ (2). Đốt hai miếng bông.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hiện tượng:
- Miếng bông trên đĩa sứ 1 cháy nhanh, không xuất hiện khói, không để lại tàn.
- Miếng bông trên đĩa sứ 2 cháy chậm hơn, có xuất hiện khói và để lại tàn.
Giải thích:
- Miếng bông 1 thành phần chính là cellulose trinitrate, cellulose dinitrate do:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n + 2nH2O
- Miếng bông 2 thành phần chính là cellulose.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ethanol có thể được sản xuất từ cellulose hoặc tinh bột. Loại ethanol này được dùng để sản xuất xăng E5 (xăng chứa 5% ethanol về thể tích). Lượng ethanol thu được từ 1 tấn mùn cưa (chứa 50% cellulose, phần còn lại là chất trơ) có thể dùng để pha chế bao nhiêu lít xăng E5? Biết hiệu suất quá trình sản xuất ethanol từ cellulose là 60% và ethanol có khối lượng riêng là 0,8 g mL-1.
Câu 2:
Thí nghiệm 2. Phản ứng của glucose với thuốc thử Tollens.
Chuẩn bị:
– Hoá chất: Dung dịch glucose 2%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%.
– Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc nước nóng (khoảng 70 – 80 oC), ống hút nhỏ giọt.
Tiến hành:
– Cho vào ống nghiệm 1 mL dung dịch AgNO3 1%. Thêm tiếp từ từ từng giọt dung dịch NH3 5% và lắc đều đến khi kết tủa vừa tan hết.
– Tiếp tục thêm vào ống nghiệm 1 ml dung dịch glucose 2%, lắc đều rồi để ống nghiệm cố định trong cốc nước nóng.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
Câu 3:
Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói về glucose và fructose?
A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
B. Đều tạo được kết tủa đỏ gạch Cu2O khi tác dụng với Cu(OH)2, đun nóng trong môi trường kiềm.
C. Đều làm mất màu nước bromine.
D. Đều xảy ra phản ứng tráng bạc khi tác dụng với thuốc thử Tollens.
Câu 4:
Nhóm -OH hemiacetal có đặc điểm gì khác so với các nhóm -OH khác trong phân tử glucose? Phân tử glucose ở dạng mạch hở có nhóm -OH hemiacetal nào không?
Câu 5:
a) Trong phản ứng của glucose với Cu(OH)2, loại nhóm chức nào của glucose đã tham gia phản ứng tạo dung dịch màu xanh lam?
b) Trong phản ứng của glucose với Cu(OH)2/NaOH khi đun nóng, nhóm chức nào của glucose đã tham gia phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.
Câu 6:
Thêm vài giọt nước bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch potassium iodide và hồ tinh bột, lắc đều. Dự đoán và giải thích hiện tượng xảy ra.
Câu 7:
Thí nghiệm 1. Phản ứng của glucose với copper(II) hydroxide
Chuẩn bị:
– Hoá chất: Dung dịch glucose 2%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch CuSO4 5%.
– Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm.
Tiến hành:
– Chuẩn bị hai ống nghiệm có đánh số (1) và (2); thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 0,5–1 mL dung dịch CuSO4 5% và 1 mL dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
– Cho 3 mL dung dịch glucose 2% vào mỗi ống nghiệm, lắc nhẹ.
– Đun nhẹ ống (2) đến khi hoá chất trong ống nghiệm đổi màu hoàn toàn.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
Chú ý an toàn: Dung dịch NaOH có khả năng ăn mòn da, cần cẩn thận khi sử dụng.
về câu hỏi!